Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang bị xoay vần bởi những đột phá về công nghệ. Có những công nghệ trước đây tưởng chừng chỉ là viễn tưởng nhưng nay đã hiện hữu trên nhiều mẫu xe sản xuất thương mại. Xe tự lái, nền tảng di động, xe điện… đã không còn là những khái niệm xa vời.

Câu hỏi đặt ra là, hãng xe nào sẽ dẫn đầu cuộc cách mạng này? Volkswagen mới thông báo kế hoạch đầu tư 34 tỷ euro (khoảng 40 tỷ USD) để phát triển xe điện và công nghệ mới. Toyota cũng linh hoạt với việc tạo ra một "thung lũng Silicon thu nhỏ" cho riêng mình. Trong khi đó, các ông lớn khác như Renault-Nissan hay Daimler đang mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực xe xanh.

Người ta đã quên mất rằng, có một hãng xe khởi điểm từ việc sản xuất tủ lạnh từ năm 1986 và mới bắt đầu gia nhập lĩnh vực xe hơi từ năm 1997 đang âm thầm mở rộng quy mô của mình và cũng sở hữu nhiều công nghệ hàng đầu như các tập đoàn tên tuổi khác. Tất nhiên, tại thời điểm này, khó có thể nói được hãng xe nào mới là "ông trùm" trong tương lai nhưng hãy nhìn sâu vào thực tế để thấy được rằng, trong cơn bão công nghệ này, điều gì cũng có thể xảy ra.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 1.
Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 2.

Trên các mặt báo và kênh truyền thông lớn trên thế giới, Tesla hay Google đã trở thành những cái tên nổi bật, phá vỡ những ranh giới trong công nghệ trước đây và mở ra nhiều định hướng mới. Trong khi đó, Geely lại nổi sóng ngầm trước những thách thức lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô hiện nay, không chỉ bằng những dự án nhỏ lẻ mà là những cam kết mang tầm vĩ mô và chiến lược linh hoạt.

Người chèo lái cả tập đoàn Geely là ông Li Shufu. Xuất thân từ một cậu bé sống ở vùng quê tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), khởi nghiệp bằng nghề nhiếp ảnh trước khi chuyển sang làm kỹ thuật và trở thành doanh nhân, ông Li giờ đây đã trở thành chủ tịch một tập đoàn lớn, thâu tóm cả thương hiệu Volvo nổi tiếng xứ Scandinavia và nắm trong tay nhiều công nghệ của tương lai.

Michael Dunne, chủ tịch của Dunne Automotive (một công ty cố vấn đầu tư của Hong Kong) và cũng là chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, nhận xét ông Li là một người mơ mộng lại có tầm nhìn, một doanh nhân không biết sợ hãi.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 3.
Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 4.

Đã từng có một thời, người ta nghi ngại về chất lượng của những chiếc xe Geely. Li cùng những cộng sự của mình lần đầu có mặt tại triển lãm ô tô Detroit vào tháng 1/2006, mang theo ước mơ chinh phục thị trường Mỹ vào năm 2008. Vào thời điểm đó, Geely là hãng xe Trung Quốc đầu tiên tham gia vào triển lãm này.

Đây được coi là bước đi đánh dấu một thời kỳ mới cho hãng xe còn chưa tạo được dấu ấn trên thị trường toàn cầu. Mặc dù vậy, những chiếc xe Trung Quốc với giá gần 10.000 USD chẳng để lại ấn tượng gì với khách hàng Mỹ.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 5.

Cuộc cách mạng thực sự bùng nổ khi Geely mua lại Volvo từ Ford vào năm 2010. "Nhiều người đã hoài nghi về hành động này," Dunne nhớ lại.

"Vào thời điểm này, Volvo sản xuất không quá 300.000 xe một năm, doanh thu ít ỏi và chẳng có nhiều động thái phát triển gì cả. Và ông ấy đáp lại rằng, đây chính là con đường để tiến lên phía trước, là cách duy nhất để tiếp cận những công nghệ tốt nhất của thế giới," ông Dunne chia sẻ thêm về cuộc nói chuyện với ông Li.

Chia sẻ với Automotive News, ông Li có nhấn mạnh rằng: "Volvo là Volvo và Geely là Geely. Volvo vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của những người quản lý thương hiệu này. Chúng tôi chỉ duy trì những nét riêng biệt của thương hiệu Volvo."

Tuy nhiên, cái tên Geely nổi bật lên trong thời điểm đó không chỉ trên danh nghĩa là một hãng mẹ của Volvo mà còn là "người" đánh cuộc mạo hiểm.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 6.

Geely đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên dám can đảm bán ô tô Trung Quốc tại Mỹ và đặt tham vọng biến hãng xe Lotus đang "chật vật" thành một Porsche thứ hai. Bên cạnh đó, Lynk & CO (tập trung vào ô tô công nghệ cao của Geely) sẽ nhận lấy nhiều thách thức để trở thành một hãng xe thuộc hạng tốt nhất tại Mỹ và châu Âu.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 7.

Nhờ bước đi chiến lược thâu tóm thương hiệu Volvo, Geely đã có được nền tảng để đi sâu vào những lĩnh vực mà các ông lớn khác trong ngành ô tô đang theo đuổi. Trong tương lai gần, xe điện, xe tự lái hay nền tảng kết nối di động vẫn là những yếu tố chính được tập trung khai thác và hoàn thiện.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 8.

Hãng xe Volvo của Geely sẽ ra mắt một loạt mẫu ô tô chạy điện hoàn toàn vào năm 2019, và một hãng con khác là Polestar sẽ tập trung cốt lõi vào mảng xe điện. Những chiếc ô tô điện của Polestar không chỉ thực dụng mà còn có thiết kế cuốn hút và hiệu suất cao - định hướng mà Tesla vẫn theo đuổi.

Trong năm 2016, Geely đã phân phối khoảng 49.000 xe điện tại Trung Quốc, đứng thứ hai sau BYD. Trước đó, vào năm 2015, ông Li đã tuyên bố về mục có được hơn 90% doanh số hàng năm từ mảng ô tô sử dụng năng lượng thay thế cho đến năm 2020, và lượng xe điện chiếm không dưới 35% trong số đó.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 9.

Hiện tại, Geely đang sở hữu công ty sản xuất xe taxi nổi tiếng tại London, Anh. Theo kế hoạch, Geely sẽ trang bị động cơ plug-in hybrid cho những chiếc taxi này. Năm ngoái, Geely đã ra mắt một dịch vụ gọi xe (hoạt động gần giống taxi nhưng sử dụng công nghệ) với tên Cao Cao. Ngay từ tháng 6, công ty này đã đưa hơn 10.000 chiếc taxi chạy điện đến miền Đông của Trung Quốc.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 10.

Volvo đang là một trong những hãng tiên phong về công nghệ an toàn và tập trung hiện thực hoá công nghệ xe tự lái vào đời sống cho đến năm 2021. Đồng thời, hãng này cũng hợp tác với Autoliv của Thuỵ Điển để phát triển phần mềm cho hệ thống xe tự lái, không chỉ cho Geely mà còn cung cấp cho các hãng xe khác.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 11.
Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 12.

Kể từ khi Geely nhận lại Volvo từ tay Ford vào năm 2010, ông Li đã định hướng lại thương hiệu Geely và Volvo để cùng phát triển các công nghệ và nền tảng chung.

Vào tháng 8, ông Li đã tạo ra liên minh Volvo-Geely, cùng chia sẻ các nền tảng, phát triển động cơ và điện khí hoá. Kể từ đó, thương hiệu cao cấp toàn cầu mang tên Lynk & CO có khả năng thừa hưởng những nền tảng mô-đun mới nhất của Volvo để đưa lên những chiếc xe cỡ trung và cỡ lớn của mình. Ngoài ra, Geely còn là cổ đông lớn của hãng xe Proton (của Malaysia) và nhà sản xuất xe thể thao Lotus.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 13.

Lynk & CO 01 là mẫu crossover cỡ nhỏ ấn tượng của hãng xe Trung Quốc. Mẫu xe này sẽ có mặt tại Mỹ vào năm 2019. Kế hoạch của Geely là đẩy mạnh bán xe trực tuyến hơn, thay vì khách hàng đến đại lý. Bản concept sedan khác mang tên 03 cũng đang được phát triển với nhiều công nghệ hiện đại.

Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 14.
Geely - Kẻ âm thầm nắm giữ những yếu tố cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô thế giới - Ảnh 15.

Theo thông cáo báo chí, Geely đã đồng ý mua lại startup Mỹ có tên Terrafugia. Công ty này đã và đang phát triển mẫu ô tô bay thực tế đầu tiên trên thế giới. Chiếc xe tương lai này được đặt tên Transition.

Không có mảng công nghệ lớn nào về lĩnh vực xe hơi trong tương lai mà Geely không "nhúng" tay vào. Cùng với sự quyết đoán, tầm nhìn xa và cách tiếp cận mạo hiểm của vị chủ tịch tập đoàn Li Shufu, Geely có tiềm năng là một tên tuổi đáng gờm trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, bên cạnh những cái tên như Volkswagen, Daimler, Toyota, Renault-Nissan, BMW, Tesla… cho đến Apple và Google.

Cập nhật ngày 27/2/2018: Trong thông báo mới nhất, Daimler cho biết ông Li Shufu đang nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá gần 9 tỷ USD, tính theo giá trị hiện tại. Nhờ đó, ông Li trở thành cổ đông độc lập lớn nhất của tập đoàn Đức.