6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 1.

Năm vừa qua đã chứng kiến một số thay đổi chấn động trong thế giới xe hơi. Chúng ta đang sống hoàn toàn trong một thế giới hậu "bê bối khí thải". Kể từ hai tháng trước, những chiếc xe được thử nghiệm chu trình đánh giá mức tiêu hao nhiên liệu ở châu Âu cũ NEDC (New European Driving Cycle) không còn được phép bán nữa, mà chuyển sang tiêu chuẩn đánh giá xe WLTP (Worldwide Harmonised Light Vehicle Test Procedure).

Thêm vào đó, các quy định phát thải mới của EU đang lờ mờ hiện ra. Đến năm 2020, 95% xe ô tô mới được bán ra không thể phát thải quá 95g CO2/km (tất nhiên là thử nghiệm theo tiêu chuẩn WLTP). Đến cuối năm 2020, tất cả các xe mới được bán phải tuân thủ mức trung bình 95g/km đó.

Có thể nói, trừng phạt đối với việc không đáp ứng quy định phát thải mới là rất nặng nề, nhiều nhà phân tích ước tính mức phạt có thể vượt quá 30 tỷ Euro.

Hiệu ứng kéo theo đó là các nhà sản xuất ô tô đã nhanh chóng đẩy mạnh hơn, hoặc chí ít là xem xét một cách nghiêm túc hơn, kế hoạch điện khí hóa trong vòng vài năm qua. Điều này đưa chúng ta đến với xu hướng lớn nhất trong giới ô tô năm 2019…

Ước mơ xe điện thành hiện thực

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 2.

I-Pace là mẫu xe điện đầu tiên của Jaguar. Và nó thực sự xứng đáng là một mẫu xe của "báo đốm", dù nó sử dụng động cơ điện.

Tesla gần như không có đối thủ trong làng xe điện (EV) cao cấp trong một thập kỷ qua, nhưng điều đó đã thay đổi trong năm 2019. Jaguar I-Pace, Audi e-tron, Porsche Taycan lần lượt xuất hiện đe dọa vị thế của những cỗ máy Tesla.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 3.

Audi e-tron Sportback là chiếc EV thứ hai trong đại gia đình sẽ lên đến 12 thành viên vào năm 2025

Vào năm 2020, sẽ là sự xuất hiện của Audi e-tron Sportback ("anh em sinh đôi" với chiếc e-tron nêu trên), BMW sẽ ra mắt iX3, phiên bản chạy điện hoàn toàn của chiếc SUV cỡ trung X3, và cũng không thể không nhắc đến sự góp mặt của MINI E. Và vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi Aston Martin tham gia vào cuộc đua với những mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện được bán dưới danh nghĩa thương hiệu "con" Lagonda.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 4.

Mẫu xe điện chính thống đầu tiên của BMW sẽ xuất hiện vào năm 2020.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 5.

MINI Cooper SE hứa hẹn sẽ giữ lại được tất cả niềm vui lái xe đặc trưng của thương hiệu này với hệ thống truyền động điện khó lòng bắt bẻ.

Tuy nhiên, liệu những chiếc xe này có thành công hay không thì vẫn là câu hỏi lớn. Vấn đề không chỉ nằm ở cơ sở hạ tầng, mà còn là chi phí đắt đỏ, bao gồm cả chuyện thuế má, khi các chính phủ dần giảm những ưu đãi đặc biệt cho xe EV, và ở một số nước đã bắt đầu đánh thuế khá mạnh. Chẳng hạn, ở Singapore, với Audi e-tron, chủ sở hữu có thể phải trả 5.075 đô la Singapore hàng năm và khi có ai đó bước lên một chiếc xe mạnh mẽ như Porsche Taycan Turbo S thì họ có thể mất 12.458 đô la Singapore. So sánh với  Rolls-Royce Cullinan, với động cơ xăng "quái vật" V8 6.749cc thì chỉ có hóa đơn thuế khoảng 8.250 đô la Singapore.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 6.

Porsche sẽ trở thành đối thủ lớn của Tesla với chiếc Taycan.

Xe nhiên liệu trở lại và lợi hại hơn?

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 7.

Các trạm nạp hydro vẫn còn hiếm trên toàn thế giới.

Ngày xửa ngày xưa, trước sự tiến bộ của công nghệ pin khiến EV trở thành một lựa chọn đường dài khả thi, thì phương tiện chạy pin nhiên liệu hydro (FCV- fuel cell vehicle) được quảng cáo là tương lai của di chuyển. Về mặt kỹ thuật, các FCV cũng được tính là EV, chạy bằng động cơ điện, nhưng thay vì lấy năng lượng từ ngân hàng pin, nó sử dụng khí hydro được lưu trữ kết hợp với không khí trong khí quyển để tạo ra điện.

Nghe thì rất lôi cuốn, khi nó có thể nhanh chóng tăng tốc như một chiếc xe thông thường kết hợp với sự thân thiện môi trường của EV. Thứ duy nhất thoát ra từ ống xả FCV là hơi nước vô hại.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 8.

Mặc dù mang danh nghĩa một chiếc concept, FCV của BMW trông rất… đời thường, hứa hẹn khả năng được thương mại hóa cao.

Điều đáng nói là, ngành công nghiệp đã bị chệch hướng một chút. Đầu tiên là động cơ diesel và bây giờ là EV. Nhưng có vẻ FCV đã sẵn sàng trở lại. Chúng ta biết từ năm 2005 BMW đã có 7 Series chạy bằng nhiên liệu hydro, nhưng nó chẳng để lại tiếng vang gì mấy cho đến vài tháng trước, khi BMW trình làng một chiếc FCV dựa trên X5 tại Triển lãm ô tô Frankfurt.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 9.

Mercedes-Benz có mẫu FCV hybrid dựa trên mẫu SUV nhỏ gọn GLC.

Ở nơi khác, Mercedes-Benz có chiếc FCV/EV dựa trên GLC, còn Audi cũng đang tăng cường phát triển FCV, có thể dưới tên gọi h-tron, với công nghệ chắc chắn là được chia sẻ trong Tập đoàn VW.

Tuy nhiên, tất cả những cái tên này lại bị người Nhật, những người hẳn đã trải qua cảm giác "vui vẻ trên nỗi đau của người khác" với bê bối diesel đã trở thành một trong những sai lầm tồi tệ nhất của người châu Âu, đánh bại. Honda đã có Clarity trên các con đường công cộng kể từ năm 2008 và Toyota vừa tiết lộ Mirai thế hệ thứ hai trong dàn "concept" có khả năng cao sẽ lên dây chuyền sản xuất.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 10.

Toyota Mirai vẫn là một trong số ít FCV được sản xuất hàng loạt.

Nhưng cũng đừng quá phấn khích với những chiếc xe hydro, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, khi cơ sở hạ tầng thân thiện với FCV cũng chưa nhiều nhặn gì.

SUV bùng nổ

Nếu có loại ô tô nào có thể mô tả rõ ràng bộ mặt ngành công nghiệp ô tô những năm 2010 thì đó sẽ phải là SUV và người anh em "phái sinh" từ nó - crossover.

Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc vui, bao gồm cả những nhà sản xuất xe hơi hạng sang, thậm chí cả những thương hiệu có truyền thống chỉ làm xe thể thao. Đầu những năm 2000, Porsche với Cayenne đã cho thấy mọi người không chỉ yêu thích nó, mà còn có thể sinh lời cực lớn. Ngày nay, hơn hai phần ba số xe hãng bán ra chính là SUV.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 11.

Ra mắt chỉ một vài năm trước đây, Urus đã chứng tỏ là một nguồn thu lớn cho nhà sản xuất ô tô Ý.

Năm nay chứng kiến ​​sự ra mắt của Lamborghini Urus. Trong nửa đầu năm 2019, Lamborghini đã tăng gấp đôi doanh số lên 4.554 xe so với cùng kỳ năm 2018, trong đó chỉ riêng Urus chiếm tới 2.693 xe.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 12.

Aston Martin cũng đã có một chiếc SUV trong dòng sản phẩm của mình, và nó được cho là sẽ làm nên điều kỳ diệu cho hãng.

Mới tháng trước, Aston Martin đã đi vào dòng SUV thể thao hạng sang với DBX. Dù còn quá sớm để nói chắc chắn, số lượng bán ra có vẻ đầy hứa hẹn, dù là ở một đất nước đánh thuế cao như Singapore.

Sự vắng mặt dễ thấy duy nhất trong làn "siêu SUV" này là Ferrari. Dù có tin đồn, nhưng chiếc xe xuất hiện vào năm 2022 sẽ được gọi là Purosangue, mà trong tiếng Ý nghĩa là "thuần chủng".

Cũ thành mới

Thành thật mà nói, hoài niệm luôn là một công cụ mạnh mẽ, đặc biệt với xe hơi. Các nhà sản xuất ô tô đã liên tục khai thác lịch sử phong phú của họ để rút ra một số cảm hứng đưa vào các sản phẩm hiện tại.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 13.

Porsche 911 mới có thể được lấy cảm hứng từ quá khứ, nhưng điều nó đại diện lại chính là sự hiện đại.

Ví dụ nổi bật có Porsche 911, chiếc xe thể thao đã giữ hình dáng cơ bản trong suốt gần 70 năm qua. Chiếc xe thế hệ thứ tám mới nhất tiếp tục chạm vào 911 huy hoàng của quá khứ, bao gồm nắp ca-pô vuông vức và thiết kế bảng điều khiển tối giản. Xa hơn, đi về phía nam nước Ý, Lamborghini đã gợi lại một hình bóng rất retro để làm duyên cho chiếc hypercar hiện đại của mình: Sian FKP 37.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 14.

Lamborghini Sian FKP 37 được dựa trên một số mẫu xe lừng lẫy trong quá khứ của hãng.

Tuy nhiên, tiến xa hơn một bước là những gì Toyota đã làm với Supra. Họ hồi sinh một nhãn hiệu đã bị thời gian vùi lấp từ lâu. Sau hơn hai thập kỷ xa cách, và mòn mỏi trong địa ngục phát triển, Toyota cuối cùng cũng gọi lại ra một chiếc xe thể thao hai cửa dẫn động cầu sau.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 15.

Toyota Supra đánh dấu sự hồi sinh của một mẫu xe từng được yêu thích nhưng cũng đã bị "vùi lấp" chừng 20 năm.

Tự lái cho mọi người

Bạn có thể không nhận ra điều đó, nhưng chúng ta đã sống với những chiếc xe tự trị được một khoảng thời gian kha khá. Các hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng đặt khoảng cách an toàn với xe phía trước, tính năng tự đỗ xe, trợ lý giữ làn đường và các tính năng giảm thiểu va chạm/tránh va chạm đều là những yếu tố của "tự lái".

Tuy nhiên, điều chúng ta chưa nhìn thấy là những chiếc xe không người lái thực thụ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, ít nhất nó chưa thể lăn bánh ra ngoài đường dân sinh.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 16.

Toyota e-palette là một chiếc xe buýt nhỏ tự lái có nhiệm vụ chở hành khách quanh làng Olympics tại Thế vận hội mùa hè 2020 ở Tokyo.

Tất cả sẽ thay đổi trong Olympics 2020 diễn ra ở Tokyo. Toyota sẽ cung cấp một đội gồm 20 xe buýt nhỏ tự lái e-palette để chở mọi người đi lại quanh các làng vận động viên. Dĩ nhiên, giao thông trong làng Olympics khá xa với sự hỗn loạn của đường nội đô và những chiếc xe này sẽ bị giới hạn tốc độ ở mức 20km/h và vẫn có người "đi kèm" để giải quyết trong trường hợp khẩn cấp.

Dù vậy, đây có thể coi là một cuộc thử nghiệm đáng chú ý. Dữ liệu thu được sẽ được dùng để phát triển các phương tiện tự lái trên đường. Tương lai đó thậm chí có thể gần hơn chúng ta tưởng.

Thời đại di động MAAS

Ô tô điện và xe tự lại đã trở thành từ thông dụng trong ngành công nghiệp, nhưng còn Di động như là một dịch vụ (Mobility-as-a-Service - MaaS) thì sao? Nó có thể không gợi cảm như hai từ kia, nhưng cũng có thể mang lại những thay đổi sâu rộng cho cách chúng ta tương tác với ô tô.

Thực tế thì MaaS không phải khái niệm mới, thậm chí gần hơn chúng ta tưởng. Chẳng hạn, Grab, Go-Jek, Uber, Lyft và các ứng dụng gọi xe khác được coi là nhà cung cấp dịch vụ di động.

6 thay đổi ‘bẻ lái’ cả làng xe toàn cầu năm 2019: Tất cả đều đã nhen nhóm ở Việt Nam trừ một điều - Ảnh 17.

Audi On Demand ngày càng mở rộng, không chỉ trong biên giới "quê nhà" nước Đức

Tất cả các nền tảng chia sẻ xe như BlueSG, Audi On Demand và gần đây là Access của BMW đều cung cấp cho bạn những chiếc xe có thời gian cho mượn từ vài tiếng đến vài tháng. Tất nhiên không thể quên những công ty cho thuê xe hiện có thời hạn cho mượn từ một năm trở lên.

Điều mới trong năm nay là cách các nhà sản xuất ô tô đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như những gì Toyota đã làm với Didi Chuxing ở Trung Quốc. Ngoài việc cho thuê ô tô, những người khổng lồ ô tô và dịch vụ gọi xe đang làm việc để chia sẻ dữ liệu, với lời hứa rằng người dân thành phố có thể đi lại thông minh hơn và hiệu quả hơn.

Ý nghĩa khác của sự ràng buộc như vậy là trong tương lai gần, mối quan hệ của chúng ta với một số nhà sản xuất ô tô có thể giống như mối quan hệ của chúng ta với các nhà sản xuất máy bay thương mại. Khi chúng ta lên máy bay, chúng ta không nói chuyện với Airbus hay Boeing, mà là với các hãng hàng không. Và nếu MaaS cất cánh, thì đó có thể là tương lai di chuyển của chúng ta.