Sau khi Bugatti Veyron mở ra cánh cửa 1.000 mã lực vào năm 2005, rất, rất nhiều thương hiệu trên thị trường đã thể hiện tham vọng bước chân vào câu lạc bộ "sang chảnh" này. Một số lượng lớn xe concept đầy tham vọng với công suất trên 1.000 mã lực đã xuất hiện nhưng chỉ rất ít trong số đó được bật đèn xanh và giao tới tay khách hàng. Số xe dạng này cũng thường biến mất ngay lập tức khi xuất hiện trên thị trường vào tay những ông chủ lắm tiền nhiều của.

Nếu loại trừ cả xe độ đặc biệt như những dòng xe từ Hennessey được cải tiến động cơ từ phiên bản gốc lấy từ nhà máy, chỉ có đúng 4 mẫu xe đủ tiêu chuẩn gia nhập được câu lạc bộ 1.000 mã lực.

Bugatti Chiron

Câu lạc bộ 1.000 mã lực: Vẫn còn thưa thớt - Ảnh 1.

Bugatti Chiron sử dụng động cơ W16 tăng áp tứ 8.0L với công suất 1.479 mã lực và 1.600 mô-men xoắn. Đây cũng là người kế nhiệm trực tiếp của Veyron từng giữ kỷ lục xe nhanh nhất thế giới trước đó.

Bugatti Chiron thiết lập kỷ lục Guinness trong hạng mục 0-400-0 km/h

Được giới thiệu lần đầu vào năm 2016, Chiron hứa hẹn cũng sẽ sớm xô đổ kỷ lục này (hiện nắm giữ bởi Koenigsegg Agera RS). Xe cũng từng ghi danh vào sách kỷ lục Guinness một lần trong hạng mục tăng-giảm tốc 0-400-0 km/h trong 42 giây trước khi cũng bị chính Koenigsegg Agera RS soán ngôi.

Koenigsegg Regera

Câu lạc bộ 1.000 mã lực: Vẫn còn thưa thớt - Ảnh 3.

Christian von Koenigsegg đã một tay sáng lập ra thương hiệu siêu xe đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với những tên tuổi danh tiếng đã thành danh từ lâu, vượt quá mọi giới hạn và rào cản suy nghĩ truyền thống "coi thường" các startup non trẻ.

Koenigsegg Regera sánh đôi cùng Koenigsegg One:1

Regera, về mặt cơ khí, cũng phá bỏ rào cản kỹ thuật truyền thống khi loại bỏ luôn hộp số để ứng dụng hệ thống lái trực tiếp do Koenigsegg phát triển. Theo hãng xe Thụy Điển, hộp số là chi tiết thừa thãi (vì người lái chỉ dùng 1 số 1 lúc) và chỉ khiến xe nặng hơn mà thôi.

Trang bị động cơ V8 5.0L tăng áp kép, Regera cho công suất 1.100 mã lực. Với sự hỗ trợ của hệ thống tăng cường mô-men xoắn điện tử, giới hạn tối đa mà siêu xe Thụy Điển có thể chạm tới là 1.500 mã lực. Regera có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong 2,8 giây.

NextEV NIO EP9

Câu lạc bộ 1.000 mã lực: Vẫn còn thưa thớt - Ảnh 5.

Siêu xe Trung Quốc này cũng là một trong những dòng xe nhanh nhất từng chinh phục đường đua Nurburgring. Với thời gian hoàn tất một vòng Nurburgring chỉ dừng ở 6 phút 45,9 giây, NIO EP9 nhanh hơn cả Porsche 911 GT2 RS. 

NIO EP9 xuất hiện tại Festival tốc độ Goodwood

Công suất xe đạt 1.341 mã lực nhờ 4 mô tơ điện trợ lực đặt trên 4 bánh sử dụng công nghệ chế tạo xe đua Formula E. Dòng xe điện dẫn động 4 bánh này cũng có khả năng tăng tốc 0-100km/h chỉ trong 2,7 giây.

Zenvo TS1 GT

Câu lạc bộ 1.000 mã lực: Vẫn còn thưa thớt - Ảnh 7.

TS1 GT được phát triển bởi thương hiệu khá ít tên tuổi tới từ Đan Mạch là Zenvo. Về cơ bản, đây là cấu hình nâng cấp của dòng xe Zenvo ST1 từng tạo tiếng vang trong Top Gear. TS1 GT ứng dụng động cơ V8 siêu nạp kép 5.8L mang tới 1.104 mã lực và 1.140 Nm.

Zenvo TS1 GT "bốc lửa" trong lần duy nhất tham dự Top Gear

Những tên tuổi "suýt soát" đủ gia nhập CLB 1.000 mã lực

Câu lạc bộ 1.000 mã lực: Vẫn còn thưa thớt - Ảnh 9.

Koenigsegg Agera RS

Thực chất, có một vài cái tên đủ điều kiện để có thể vỗ ngực tự xưng mình chạm ngưỡng công suất 4 con số khác, tuy nhiên vì nhiều lý do mà chúng không thể (hoặc không còn có thể) được bổ sung vào danh sách này. 

Koenigsegg Agera RS là một ví dụ như vậy. Với "trái tim" 1.341 mã lực, Agera RS hiện vẫn là dòng xe nhanh nhất thế giới và đạt đủ điều kiện về công suất. Tuy nhiên, xe đã bị ngưng sản xuất từ năm ngoái.

Câu lạc bộ 1.000 mã lực: Vẫn còn thưa thớt - Ảnh 10.

Hennessey Venom F5

Hennessey Venom F5 với 1.600 mã lực cũng là dòng xe Hennessey hiếm hoi đạt chuẩn gia nhập CLB, tuy nhiên xe chưa chính thức xuất hiện ngoài thị trường (2019), do đó cũng tạm thời chưa có tên trong danh sách. Nguyên nhân tương tự cũng là lý do Rimac C_Two chưa được nhắc tới tại đây.

Câu lạc bộ 1.000 mã lực: Vẫn còn thưa thớt - Ảnh 11.

Rimac C_Two

Tham khảo: CarBuzz