Cấm vận kinh tế khiến xe hơi mới không thể tìm đường vào được Cuba, và từ lâu, nơi đây được biết đến với cái tên thiên đường xe cổ. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích Mỹ cho rằng, việc những chiếc xe nhiều năm tuổi vẫn phải lưu hành hàng ngày đã làm mất đi “giá trị xe cổ” của nó, khi người ta phải nghĩ ra nhiều cách để khiến cho chiếc xe già nua có thể duy trì hoạt động.

Nếu như có một thứ “đặc sản” nổi tiếng của Cuba ngoài mía đường và Xì-gà, thì đó chính là xe cổ. Kể từ Fidel Castro nắm chính quyền vào năm 1959, ông ra luật cấm tất cả người dân nhập khẩu xe hơi từ nước ngoài, từ khi được chính phủ cho phép. Điều đó khiến Cuba trở nên một ốc đảo hoàn toàn tách biệt khỏi sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp ô tô thế giới.

Bóng dáng của những chiếc xe hơi cổ những năm 50-60, thậm chí lâu đời hơn nữa, tràn ngập trên những con đường Cuba. Từ những chiếc xe cổ của Mỹ như Ford, Chevy, Dodge; xe Liên Xô (cũ) như Lada, Mostkvish, Vonga, Kazma; xe Đức như Volkswagen, Opel Omega; đến những chiếc xe Pháp như Peugeot, Renault ... tất cả vẫn hàng ngày hàng giờ lưu thông trên đường.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, đến nay khi tổng thống Mỹ Barack Obama khuyến khích Quốc hội rỡ bỏ lệnh cấm vận nhập khẩu từ Cuba, các nhà sưu tập Mỹ có cơ hội thoải mái tiếp cận những chiếc xe cổ từ đất nước này. Tuy nhiên, nhiều nhà sưu tập dày dặn đặt ra câu hỏi: có còn nhiều xe đáng mua?

Steve Linden, một nhà định giá xe hơi cổ phát biểu: “Vấn đề là, nhìn chung, các nhà sưu tập biết rằng những chiếc xe này không thực sự được nâng niu. Họ được sử dụng như phương tiện đi lại hàng ngày.”

Một chiếc xe cổ được đánh giá cao còn là ở tính nguyên bản của nó. Người dân Cuba không được phép nhập xe hay phụ tùng, do đó, họ phải phát huy tính”sáng tạo” để có thể thay thế và sửa chữa khi xe hỏng hóc với phụ tùng từ nhiều chủng loại và nguồn gốc khác nhau. Do đó, có trường hợp một chiếc xe nhìn thì giống như một chiếc Dodge Coronet nguyên bản, nhưng dưới nắp capo lại có thể là động cơ của xe Nhật hay xe Đức. Để chiếc xe chạy được, người dân Cuba phải hi sinh tính nguyên bản của nó.

Một chàng trai trẻ diện giày đỏ, áo đỏ rất bảnh với chiếc xe độ...logo Ferrari trông bóng nhoáng.

Một chàng trai trẻ diện giày đỏ, áo đỏ rất bảnh với chiếc xe độ...logo Ferrari trông bóng nhoáng.

Một số nhà sưu tập từng nghĩ tới chuyện mua xe ở Cuba, sau đó thay thế những phụ tùng ngoại lại bằng đồ nguyên bản, nhưng câu chuyện lại rẽ sang một hướng khác. Chi phí khôi phục này có thể tốn từ 40 ngàn đến 80 ngàn đô. Trong khi đó, giá một chiếc xe cổ tương đương, ở tình trạng tốt khi mua được ở Mỹ thì chỉ ở mức từ 15 đến 70 ngàn USD, ví dụ như trường hợp của Chevy năm 50 hay Cadillac mui trần cao cấp hơn.

Jonathan Klinger, phát ngôn viên của Hagerty, một công ty bảo hiểm sưu tầm xe hơi, đồng ý rằng giá trị xe hơi cổ ở Cuba có lẽ đã bị thổi phồng quá mức. “Tôi nghĩ rằng một số người có cái nhìn như thế này đối với những chiếc xe đã “tuyệt chủng” từ lâu, nhưng rất nhiều chiếc xe lừng danh từ thời Cuban Grand Prix đã được đưa ra nước ngoài. Những chiếc còn lại chỉ là một số xe Mỹ từ những năm 50, và phải mất rất nhiều đam mê cùng sáng tạo mới có thể giữ chúng vận hành được trên đường.”

Donald Osborne, người sở hữu Công ty dịch vụ định giá xe hơi cho biết” có nhiều tin đồn rằng các siêu xe hơi thể thao hiệu năng cao đã bị bỏ lại Cuba khi chủ nhân của chúng trốn chạy khỏi đó, nhưng chưa ai từng thấy bằng chứng rằng những chiếc xe này tồn tại. Nếu có, 1 vài trong số đó, ví dụ như chiếc Mercedes 300SL Gullwing có thể bán được với giá 1 triệu USD. Còn những chiếc Chevy thông thường lưu thông ngoài đường có date từ 1950 thì chẳng có giá trị gì nhiều.

img

Tuy nhiên, để nói đến giá trị của một chiếc xe cổ, thì ngoài giá nguyên bản, độ quý hiếm, giá trị còn nằm ở câu chuyện mà nó kể. Trong một phiên đấu giá xe cổ, giữa những chiếc xe cùng hạng, một chiếc xe mang về từ Cuba chắc chắn sẽ có giá hơn một chiếc xe tại Mỹ.

Theo Time.com