Điều này dẫn tới việc những mẫu xe mới ra mắt trong vài năm trở lại đây bị đội chi phí sửa chữa lên rất nhiều. Hãy cùng lấy Kia K900 ra làm một ví dụ. Dù cho Kia là một thương hiệu phổ thông, K900 lại là chiếc sedan tiệm cận hạng sang nhất có thể của người Hàn Quốc với động cơ V8 cùng nhiều chi tiết tương đồng Genesis G80 và Kia Stinger. Giá xe dù không cao bằng những thương hiệu hạng sang thứ thiệt nhưng cũng không nằm cùng nhóm với phần lớn thị trường: 50.000 USD.

Phí sửa chữa trung bình của chiếc Kia này cao gấp 4 lần thị trường, gần bằng giá xe mới - Ảnh 1.

Kia K900 2019

Theo ông John Van Alstyne hiện đảm nhiêm cương vị CEO của I-Car – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về mảng sửa chữa ô tô, K900 là ví dụ hoàn hảo của việc chi phí sửa xe tăng vọt chỉ sau một lần nâng cấp. Với vô số cảm ứng và camera mới được tích hợp lên đầu xe, chỉ một cú va chạm không quá nặng ở mũi xe trái có thể làm bạn tiêu tốn tới... 34.000 USD để chi trả hóa đơn trong khi loại va chạm này lại rất phổ biến.

Để dễ bề so sánh, con số trung bình để trùng tu lại xe sau va chạm dạng này của toàn thị trường hiện giờ là 8.000 USD – nghĩa là K900 đang gấp hơn 4 lần. Theo ông Alstyne, chi tiết này dẫn đến tiền bảo hiểm cũng như chi phí phát sinh sau khi mua xe tăng đột biến.

Thêm vào đó, không phải cửa hàng nào cũng có khả năng sửa lỗi liên quan tới cảm ứng. Các chi tiết phải được cân chỉnh thật chính xác để cảm ứng có thể hoạt động đúng lại như mong muốn của hãng xe. Alstyne nhận định rất, rất nhiều thợ cơ khí cũng không được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để xử lý cảm ứng lẫn các linh kiện hiện đại được ứng dụng sau này. Điểm này có thể không quan trọng vào giai đoạn người dùng còn bảo hành nhưng sau này có thể phát sinh vấn đề rất lớn.

Phí sửa chữa trung bình của chiếc Kia này cao gấp 4 lần thị trường, gần bằng giá xe mới - Ảnh 2.

Cảm ứng lắp đặt ở đầu xe rất dễ hư hại khi gặp va chạm (Ảnh minh họa)

Các chất liệu mới như sợi carbon, thép cường lực đặc biệt hay sợi quang cũng khiến hóa đơn sửa chữa đội lên nhiều lần. Theo ông Alstyne, các nhà sản xuất xe nên cân nhắc tới yếu tố dễ sửa chữa nhiều hơn khi thiết kế hệ thống an toàn, chẳng hạn như việc dời cảm ứng đặt ở cản trước – 1 khu vực rất dễ gặp va chạm, sang những vị trí khác.

Tham khảo: Jalopnik