Vì sao AKA Racing chọn Mitsubishi Triton?   

Theo chia sẻ của đội đua AKA Racing, Mitsubishi Triton có khả năng vận hành khác biệt trong phân khúc, cùng động cơ 2.4L tăng áp mạnh mẽ và bền bỉ, rất thích hợp với những giải đua đường trường như AXCR.

Chưa kể, thương hiệu Mitsubishi cũng nổi tiếng khi nhiều năm tham dự giải đua Dakar Rally và giành tới 12 chức vô địch sau 26 lần tham dự, trở thành một trong những hãng xe thành công nhất tại giải đua này.

Chú thích ảnh

Chiếc Mitsubishi Triton của đội AKA Racing.

Để tham dự giải đua năm nay, đội AKA Racing đã nâng cấp đáng kể chiếc Mitsubishi Triton so với lần đầu tiên tham dự vào năm 2019.

Cụ thể, chiếc Triton AKA Racing có phần chắn gầm phía trước được thay bằng loại nhôm để trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn giữ được độ cứng. Hệ thống treo nguyên bản đã được độ lại của hãng KING để chịu được các cung đường địa hình xấu, đồng thời tăng thêm khoảng sáng gầm. Số lượng phuộc xe được nâng cấp lên 8 thay vì 4 như thông thường, giúp đảm bảo sự ổn định của xe khi di chuyển vào đường gồ ghề. Điều này cũng giúp tay đua kiểm soát và đẩy tốc độ của xe lên cao hơn.

Chú thích ảnh

Ở bên hông, khu vực vòm bánh trước bên phụ gắn thêm ống thở của thương hiệu Safari giúp xe đi vào những vùng ngập dễ dàng hơn, đây là chi tiết gần như không thể thiếu đối với những xe đi địa hình khắc nghiệt. Phần đuôi xe, nắp thùng hàng ở đuôi xe đã bị lược bỏ nhằm tối ưu trọng lượng và bổ sung thêm hai bộ lốp dự phòng cùng tời kéo.

Động cơ tăng 10% công suất nhờ những nâng cấp về hệ thống ống xả và được remap. Nguyên bản, xe sử dụng máy dầu 2.4L tăng áp, cho công suất 181 mã lực và 430 Nm mô men xoắn.

Anh Trần Tiến - thành viên của đội đua AKA Racing chia sẻ thêm rằng, thường mọi người nghĩ loại bỏ nhiều chi tiết ở cả ngoại và nội thất sẽ giúp trọng lượng xe nhẹ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do phải bổ sung nhiều chi tiết khác để gia cố khung, hay hai chiếc lốp dự phòng ở trên thùng xe phía sau,... để phù hợp với giải đua cũng như cân bằng trọng lượng trước/sau của xe. Chung quy lại, chiếc Triton này chỉ nhẹ hơn khoảng 200 kg so với một chiếc Triton nguyên bản.

Chú thích ảnh

Đối nghịch với ngoại thất, bên trong xe khác hẳn so với một chiếc Triton nguyên bản. Vô lăng “zin” bị lược bỏ và thay bằng loại chuyên dụng của xe đua, bọc Alcantara để tăng độ bám khi cầm lái. Một trong những lý do phổ biến nhất khi thay vô lăng nhằm làm giảm đường kính tổng thể của tay lái và cho phép đánh lái nhanh hơn.

img
img

Những sự thay đổi khác trong nội thất có thể kể đến toàn bộ phần sàn bị thay thế bằng những tấm nhôm, giúp tối ưu trọng lượng hơn, màn hình trung tâm cũng không còn để nhường chỗ cho những nút chức năng bổ sung, bộ ghế của thương hiệu Sparco, hệ thống dây an toàn là loại 6 điểm, lược bỏ hàng ghế sau thành khoang chứa đồ,...

Một điểm đặc biệt là toàn bộ túi khí đều không còn trên chiếc Triton này. Nguyên nhân bởi Liên đoàn FIA cho rằng khi tham gia giải đua, chi tiết này khi nổ sẽ gây nguy hiểm hơn là bảo vệ tính mạng cho các tay đua.

AKA Racing phải chuẩn bị gì tại giải đua quốc tế?

Nếu không còn màn hình trung tâm để xem bản đồ, vậy các đội đua xe tìm đường đi thế nào? Đây là lúc vai trò của anh Trần Tiến phát huy. Anh không chỉ là người hỗ trợ mà còn là người dẫn đường. Mỗi ngày, trước khi bắt đầu chặng đua mới, FIA sẽ đưa cuốn sổ được gọi là “Road Book”. Cuốn sổ này sẽ ghi lại cung đường đi dành cho mỗi đội đua, chỉ dẫn từng đoạn rẽ. Và “chã” sẽ sử dụng cuốn sổ này, kết hợp với một thiết bị được gọi là “Rally Meter” đặt ở trước mặt người ngồi ghế phụ. Thiết bị “Rally Meter” này cách thức hoạt động khá giống với đồng hồ odo trên ô tô thông thường, nhưng được tích hợp thêm một số chức năng đặc biệt để phù hợp với mục đích đi đua.

img
img
img

Và khi kết hợp cả cuốn sách và thiết bị đo đường, “chã” sẽ biết được khoảng cách tới các khúc cua tiếp theo là bao nhiêu, ngồi đọc hướng đi, để tay đua chính tập trung lái. Sở dĩ FIA chỉ đưa cuốn sổ này ngay trước khi chặng đua bắt đầu là để tránh trường hợp có những đội đua sẽ trinh sát trước cung đường đua, tìm các đoạn đường tắt để về đích nhanh hơn, dẫn tới cuộc thi không công bằng.

Ngoài ra, việc không sử dụng các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng,... để bật bản đồ là bởi các cuộc đua rally sẽ diễn ra trong rừng, nơi chỉ có đường mòn nên bản đồ không thể nhận biết đường cần đi là hướng nào. Và nếu có lỡ đi sai một chút trong rừng thôi, việc quay đầu hoặc trở lại điểm checkpoint là rất khó khăn.

Anh Trần Phát - tay lái chính của đội AKA Racing chia sẻ rằng, từng có đội đua Nhật Bản áp dụng rất nhiều loại thiết bị điện tử để xem bản đồ đường đi, thậm chí có tới hai “chã” ngồi trên xe để điều hướng nhưng cuối cùng vẫn thua những đội đua khác vốn chỉ sử dụng “Road Book” và “Rally Meter”. Nên có thể thấy, công nghệ khi áp dụng vào giải đua đường trường chưa chắc đã là một lợi thế.

Chú thích ảnh

Tay đua Trần Tiến (ở giữa bên trái) và tay đua Trần Phát (ở giữa bên phải).

img
img
img
img
img

Mô phỏng 1 trạm bảo dưỡng của đội đua tại giải AXCR.

Về hai tay đua Trần Phát và Trần Tiến của đội AKA Racing, họ đã dành không dưới 8 năm tham dự các giải đua địa hình lớn nhỏ ở cả trong nước và quốc tế, tích lũy được nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào giải đua tới đây. Và để có thể tham dự vào một giải đua như AXCR 2022, hai tay đua này thậm chí phải sang bên Thái Lan tập luyện để có thể được cấp một chứng chỉ từ Liên đoàn FIA. Giải đua Asia Cross Country Rally được Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) chứng nhận nằm trong hệ thống thi đấu tính điểm trên toàn thế giới, nên các tay đua bắt buộc có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn để tham gia thi đấu tại giải này.

Chú thích ảnh

Hướng tới giải đua năm nay, đội đua AKA Racing hướng tới danh hiệu vô địch hoặc đạt thứ bậc cao hơn mức 17/34 đội của năm 2019. Và chiếc AKA Triton sẽ tiếp tục tạo nên những cột mốc đáng nhớ cho bộ môn đua xe rally tại Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế biết tới nhiều hơn đội đua AKA Racing nói riêng và Việt Nam nói chung.

img
img
img
img
img

img
img
img
img
img

img
img
img
img