Đây là kết quả được đưa ra theo nghiên cứu mới nhất của Trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải (GTVT) Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: "Xe máy hiện nay đóng vai trò là phương tiện đi lại chủ đạo đối với mọi đối tượng. Trong tương lai (tới 2030 và những năm tiếp theo), khi thu nhập tiếp tục tăng thì khả năng cao xe máy sẽ vẫn được sở hữu và sử dụng."

Thị trường ô tô bùng nổ nhưng số đông người Việt vẫn đi xe máy - Ảnh 1.

Cơ sở được đưa ra là điều kiện đường xá tại Việt Nam còn chưa phát triển, mức thu nhập cá nhân còn thấp và các dịch vụ giao thông công cộng ở các tỉnh thành hầu như là con số không. Tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, dù dịch vụ giao thông công cộng đóng góp 8-10% như cầu đi lại thì xe máy vẫn là phương tiện chiếm đa số.

Thị trường ô tô bùng nổ nhưng số đông người Việt vẫn đi xe máy - Ảnh 2.

Xe máy là phương tiện được sở hữu nhiều nhất ở các nhóm thu nhập với trung bình 2,4 xe/hộ gia đình. Ngay cả ở nhóm thu nhập cao, vẫn còn trên 40% tổng số người thuộc nhóm này sử dụng xe máy do đáp ứng được 3 tiêu chí: rẻ, nhanh và linh động.

Kết quả của nghiên cứu được đưa ra tại khuôn khổ Lễ ký kết hợp tác giữa uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Hiệp hội VAMM về an toàn giao thông năm 2018 và công bố kết quả nghiên cứu ATGT năm 2017.

Với những nhận định về phương tiện xe máy, cuộc thi làm phim "Tôi biết, tôi thay đổi" cũng đã được phát động tại sự kiện với mục tiêu hướng đến giới trẻ, từ đó lan toả và tác động đến nhận thức, hành vi của toàn bộ cộng đồng người tham gia giao thông nói riêng và người đi xe máy nói chung.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

img
img

Thị trường ô tô bùng nổ nhưng số đông người Việt vẫn đi xe máy - Ảnh 4.
Thị trường ô tô bùng nổ nhưng số đông người Việt vẫn đi xe máy - Ảnh 5.

Ký kết hợp tác giữa uỷ ban ATGT quốc gia và hiệp hội VAMM về ATGT năm 2018 với đại diện 2 bên là ông Khuất Việt Hùng và ông Kawano Toshiya.