Tờ AP trong thời gian qua đã công bố kết quả điều tra xoay quanh công nghệ nhắc nhở người dùng phía sau cài dây an toàn vốn đã được Mỹ đề xuất đưa thành công nghệ tiêu chuẩn trên ô tô từ 3 năm trước nhưng tới nay lại bất ngờ "biệt tích".

Hồi năm 2017, công nghệ này được báo giới toàn cầu đặc biệt quan tâm sau tai nạn của Kailee Mills (16 tuổi). Cô cùng 3 người bạn ngồi phía sau đều đeo dây an toàn nhưng riêng Kailee sau đó tháo ra để đổi chỗ chụp ảnh selfie với bạn. Tai nạn bất ngờ xảy đến vì xe mất lái đúng thời điểm đó khiến Kailee thiệt mạng trong khi những người bạn của cô bình an vô sự.

Những công nghệ an toàn cần được tiêu chuẩn hóa toàn cầu ngay từ bây giờ, nhưng tại Việt Nam sẽ còn xa - Ảnh 1.

Tua xa hơn nữa, Cục An toàn giao thông đường bộ Mỹ NHTSA từ 2012 đã đề xuất tiêu chuẩn hóa công nghệ cảnh báo người lái về việc người dùng phía sau tháo dây an toàn để từ đó họ có thể nhắc nhở hoặc xử lý tay lái phù hợp. NHTSA có 3 năm để biến đề xuất trên thành thực tế nhưng công nghệ này sau đó bất ngờ biệt tích cho tới tận ngày nay.

AP khẳng định công nghệ trên không phải là công nghệ an toàn thiết thực duy nhất từng được đề cập rồi lại bị lãng quên. ABS, cân bằng điện tử, camera sau, dây an toàn, túi khí trước… thoạt nghe có vẻ đầy đủ nhưng thực tế những trang bị an toàn này ở thời điểm hiện tại chỉ mang tính "vừa đủ", đời sống người dùng nâng cao cùng công nghệ ngày một tân tiến yêu cầu ngày một nhiều tính năng an toàn hơn nữa.

Những công nghệ an toàn cần được tiêu chuẩn hóa toàn cầu ngay từ bây giờ, nhưng tại Việt Nam sẽ còn xa - Ảnh 2.

Không ít quốc gia trên thế giới từng cân nhắc ý tưởng đưa máy phân tích hơi thở người lái (không cho phép khởi động xe khi phát hiện người dùng sử dụng đồ uống có cồn) vào làm trang bị bắt buộc để hạn chế tình trạng say xỉn khi lái xe nhưng giờ chưa một nơi nào thực hiện.

Những công nghệ an toàn cần được tiêu chuẩn hóa toàn cầu ngay từ bây giờ, nhưng tại Việt Nam sẽ còn xa - Ảnh 3.

Một công nghệ khác giới hạn tốc độ tối đa xe thương mại cỡ lớn – "hung thần xa lộ" tại vô vàn quốc gia vì tình trạng phóng nhanh vượt ẩu để kịp lịch vận chuyển, theo tốc độ cho phép trên đường cũng từng được ủng hộ rồi bị lãng quên.

Những công nghệ an toàn cần được tiêu chuẩn hóa toàn cầu ngay từ bây giờ, nhưng tại Việt Nam sẽ còn xa - Ảnh 4.

Kết cấu ghế mới giúp hạn chế tác động tới người dùng khi xe gặp va chạm ngang hông được đề xuất đưa vào thực hiện (2014), hệ thống nhắc nhở người dùng kiểm tra lại hàng ghế sau khi ra khỏi xe (tránh tình trạng bỏ quên trẻ nhỏ trong xe) cũng chưa được nhiều hãng xe áp dụng.

Tham khảo: Associated Press

Những công nghệ an toàn cần được tiêu chuẩn hóa toàn cầu ngay từ bây giờ, nhưng tại Việt Nam sẽ còn xa - Ảnh 5.