Doanh số lấn át toàn phân khúc

Tổng kết 3 quý đầu năm 2023, Ford Ranger đạt được doanh số 11.235 xe. Với thành tích này, mẫu bán tải Mỹ tiếp tục là “vua doanh số”, chiếm tới hơn 80% thị phần phân khúc trong Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA). Kết quả này không quá ngạc nhiên khi Ranger vẫn là bán tải bán chạy nhất trong nhiều năm liên tiếp.

Bản giá rẻ nhưng trang bị đắt - Công thức ‘ra tiền’ của Ford Ranger tại Việt Nam - Ảnh 1.

Bán tải là phân khúc duy nhất có một mẫu xe lấn át hoàn toàn doanh số đối thủ như Ford Ranger. Mẫu xe ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng doanh số bán tải 3 quý đầu năm là Mitsubishi Triton với chỉ 1.566 xe. Con số này chỉ bằng chưa tới 14% lượng xe bán ra của mẫu bán tải Mỹ trong cùng kỳ. Dẫu vậy, Triton vẫn là một đối thủ đáng gờm của Ranger khi từng có một vài tháng bùng nổ doanh số, bám đuổi Ranger.

Nhiều phiên bản nhất phân khúc

Ranger là mẫu xe có nhiều phiên bản nhất phân khúc. Có tới 9 phiên bản Ranger được phân phối tại Việt Nam, bao gồm cả bản hiệu suất cao Ranger Raptor. Triton có 4 phiên bản, trong đó có 1 bản tiêu chuẩn không được bán đại trà mà chỉ cho khách dự án. Hilux, BT-50 và D-Max đều chỉ có 2 phiên bản.

Việc có nhiều phiên bản khiến Ranger dễ tiếp cận khách hàng hơn do đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Mẫu bán tải Mỹ có cả lựa chọn số sàn, số tự động 6 cấp, 10 cấp, động cơ 2.0L tăng áp đơn, 2.0L tăng áp kép, dẫn động 1 cầu, 2 cầu, bản hiệu suất cao… với giá bán dao động từ 665 triệu đến 1,299 tỷ đồng.

Bản giá rẻ nhưng trang bị đắt - Công thức ‘ra tiền’ của Ford Ranger tại Việt Nam - Ảnh 1.

Nếu như 2 phiên bản Wildtrak và Raptor thường được nhắc tới nhiều nhất, XLS với giá rẻ nhất lại là một trong những phiên bản được coi như “con gà đẻ trứng vàng” cho Ranger với giá bán phải chăng nhưng sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với phiên bản cùng tầm giá của đối thủ.

XLS là phiên bản tiêu chuẩn của Ford Ranger. XLS 4x2 AT là bản tiêu chuẩn với tuỳ chọn số tự động có giá 707 triệu đồng. Phiên bản này có giá nằm giữa 2 phiên bản 4x2 AT Athlete (780 triệu đồng) và 4x2 AT tiêu chuẩn (650 triệu đồng) của Mitsubishi Triton.

Tiêu chuẩn hoá nhiều trang bị hiện đại

Xét về thông số kích thước, Ranger tiêu chuẩn cho thấy sự thực dụng hơn so với đối thủ. Mẫu bán tải Mỹ có kích thước lớn hơn (dài hơn 57 mm, rộng hơn 103 mm). Khoảng sáng gầm của Ranger cũng lớn hơn Triton (235 mm so với 205 mm). Bản Athlete của Triton có gói bodykit thể thao hơn cùng khoảng sáng gầm được nâng lên 220 mm nhưng vẫn thấp hơn so với Ranger XLS.

Trang bị ngoại thất cũng thể hiện sự thực dụng của Ranger XLS. Đây là phiên bản bán tải tiêu chuẩn hiếm hoi trên thị trường được trang bị đèn chiếu sáng LED, tương tự bản tầm trung của Triton là 4x2 AT Athlete. Mâm Ranger XLS 4x2 AT có kích thước chỉ 16 inch, nhỏ hơn loại 17 inch của Triton 4x2 AT, nhưng bù lại có lốp dày êm ái hơn. Ranger còn là mẫu bán tải duy nhất có bệ bước bên hông thùng xe.

img
img

Bước vào bên trong, nội thất của Ranger bản tiêu chuẩn mang đến cái nhìn khác về “bán tải giá rẻ”. Màn hình trung tâm dạng máy tính bảng có kích thước 10 inch tích hợp SYNC 4 hay màn hình điện tử 8 inch sau vô-lăng là những trang bị thường chỉ thấy trên những mẫu SUV cao cấp nhưng đã có trên Ranger XLS. So với Triton bản tiêu chuẩn, rõ ràng Ranger có trang bị tiện nghi hơn hẳn. Bộ đôi màn hình lớn còn khiến khoang cabin Ranger XLS trông cao cấp hơn Triton Athlete.

Bản giá rẻ nhưng trang bị đắt - Công thức ‘ra tiền’ của Ford Ranger tại Việt Nam - Ảnh 3.

Mặc dù là bản có giá thấp gần nhất, Ranger XLS 4x2 AT vẫn được chú trọng vào an toàn với đầy đủ các hệ thống cân bằng điện tử, hỗ trợ đổ đèo… - những thứ mà phải tới Triton bản tầm trung mới được trang bị. Ranger còn là xe duy nhất phân khúc có trang bị 6 túi khí cho bản “giá rẻ”.

Không phải Ranger chỉ có toàn điểm mạnh so với đối thủ ở hạng tiêu chuẩn. Điểm thua thiệt của mẫu bán tải Mỹ là động cơ 2.0L tăng áp đơn cơ bản có công suất 170 mã lực, mô-men xoắn 405 Nm. Con số này thấp hơn so với 181 mã lực, 430 Nm của Triton. Tuy nhiên, Ford lại biết cách tối ưu sức mạnh cho Ranger bằng 4 chế độ lái gồm Tiết kiệm, Thông thường, Kéo/Tải nặng và Trơn trượt. Các mẫu bán tải bản tiêu chuẩn khác đều không có chế độ địa hình như vậy.

Có thể thấy Ranger XLS 4x2 AT là một phiên bản tiêu chuẩn hài hoà giữa trang bị nội và ngoại thất, vận hành và các hệ thống hỗ trợ an toàn so với đối thủ, mà điển hình ở đây là Triton - mẫu xe xếp sau trong bảng xếp hạng doanh số. Đó chính là công thức “vàng” mà các đối thủ cần tham khảo nếu muốn cải thiện thứ hạng trong phân khúc bán tải tại Việt Nam. 

https://www.facebook.com/autoprovn