Vào năm 1946, Hội đồng tham vấn hàng không quốc gia Mỹ (NACA) sau này nhập vào NASA đã từng thực hiện một thí nghiệm để xem gió thổi ở tốc độ cao sẽ tác động như thế nào lên con người. Vào thời đó, NACA không dùng các vật liệu tổng hợp để thử nghiệm sức tác động của gió thổi ở tốc độ cao. NACA đi theo phương pháp truyền thống hơn là dùng chính con người để thử nghiệm.

 

Trong thử nghiệm của NACA, một người đàn ông đã được đưa vào hầm gió cao 2,4 mét mới xây dựng, ngày nay là trung tâm nghiên cứu Langley. Tại đây, người đàn ông này được buộc chặt vào một chiếc ghế và bị gió thổi thẳng vào mặt ở tốc độ lên đến 457 dặm/h, tương đương 735 km/h.

Thử nghiệm này được tiến hành khi quân đội Mỹ bắt đầu hứng thú với hàng không học trong quá trình phát triển máy bay. Kết quả cho thấy khuôn mặt con người có sức chịu đựng bất ngờ. Trong khi đó, bão ở cấp độ 5 theo thang bão Saffir–Simpson với sức gió hơn 157 dặm/h, tương đương 252 km/h, có thể khiến mái nhà bị lật hoặc làm hư hỏng hoàn toàn các tòa nhà.

Ông John Stapp, một sỹ quân Không quân Mỹ, là người khởi xướng thử nghiệm này. Ông muốn biết việc phi công ngồi trong buồng lái ở tốc độ cao khi kính chắn gió bị vỡ có an toàn hay không. Đích thân ông đã ngồi trong buồng lái máy bay đã bị gỡ kính chắn gió ở vận tốc 570 dặm/h, tương đương 917 km/h, mà không hề bị thương.