Lịch sử

1923-1939

24 Hours of Le Mans lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 26-27 tháng 5 năm 1923 tại các đường giao thông xung quanh Le Mans. Ban đầu, ban tổ chức dự định sẽ tổ chức theo khuôn khổ 3 năm 1 lần. Ý tưởng này đã bị loại bỏ vào năm 1928 và giải đua được tổ chức thường niên tìm ra người chiến thắng từng năm 1. Các giải đua thời kỳ đầu gắn liền với chiến thắng của các đội như Pháp, Anh, Ý của các nhãn hiệu như Bugatti, Bentley, và Alfa Romeo, Marques chi phối.

Những đổi mới trong lĩnh vực thiết kế ô tô đã bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1930 khi Bugatti và Alfa Romeo bắt đầu đưa vào cuộc đua những mẫu thân xe chạy khí động học cao hơn. Cuộc đua bị gián đoạn khoảng 10 năm do những bạo loạn tại nước Pháp và chiến tranh thế giới lần thứ 2.
 
img

1949-1969

Năm 1949 là cuộc đua 24 Hours of Le Mans trở lại với người hâm mộ sau giai đoạn gián đoạn lâu dài. Sau khi hình thành các giải vô địch đua xe quốc tế vào năm 1953 có sự góp mặt của Le Mans thì các nhãn hiệu hành đầu như Ferrari, Aston Martin, Mercedes-Benz, Jaguar, và nhiều hãng khác bắt đấu tập trung vào việc sản xuất các mẫu xe dành riêng cho việc đua xe. Tuy nhiên, đôi khi sự cạnh tranh có thể dẫn tới bi kịch, năm 1955 một tai nạn thảm khốc đã xảy ra khi tay đua Pierre Levegh bị tai nạn đâm xe đua của mình vào đám đông khán giả khiến 80 người chết. Vụ việc đã làm kinh động cả làng đua xe bây giờ. Tuy mức độ an toàn chưa được đảm bảo nhưng mỗi chiếc xe thời đấy cũng sở hữu tốc độ khoảng 320km/giờ.

1970-1980

Bước vào thập kỷ mới, cuộc đua đã trở lại với những mẫu xe đua sở hữu tốc độ "cực đoan hơn". Porsche 917, 935, và 936 đã thống trị giải đua suốt một thời gian dài, nhưng sự hồi sinh của nhà sản xuất nước Pháp đã mang lại những chiến thắng đầu tiên kể từ năm 1950. Thập kỷ này cũng chứng kiến những màn trình diễn ấn tượng từ các tay đua nghiệp dư. Tay đua John Wyer của Mirage đã giành chiến thắng vào năm 1975 với mẫu xe đua mang tên Jean Rondeau 1980.

1981-1993

Kể từ năm 1980, Porsche là cái tên được nhắc nhiều nhất tại 24 Hours of Le Mans với những thách tích đáng ngưỡng mộ trong việc tiết kiệm nhiên liệu. Jaguar và Mercedes-Benz cùng trở lại và là một đối thủ thách thức đáng gờm. Đặc biệt Jaguar là nhãn hiệu đầu tiên phá vỡ sự thống trị của Porsche với những chiến thắng trong năm 1988 và 1990 (với các XJR-9 và Jaguar XJR-12 tương ứng).

Mercedes-Benz cũng gặt hái thành công trong năm 1989 khi mang tên giải đua mẫu xe được mệnh danh "Mũi tên bạc" Sauber C9.
 
img

1994-1999

Sau khi giải đua xe thế giới bị gián đoạn, Le Mans đã nghĩ đến việc hồi sinh bằng những mẫu xe đua lớn. Do những quy tắc còn lỏng lẻo nên Porsche đã thành công trong việc thuyết phục BTC rằng Dauer 962 là một siêu xe đủ sức tham gia giải đua này.
 

2000-2005

Nhiều nhà sản xuất ôtô lớn rút khỏi cuộc đua xe thể thao sau giải đua 1999, bởi vì các chi phí liên quan. Chỉ có Cadillac và Audi vẫn duy trì vị trí đứng của mình tại Le Mans. Với những ưu thế của R8, Audi liên tiếp dành chiến thắng trong những cuộc đối đầu. Cadillac đã liên tiếp thất bại sau 3 năm. Mặc dù các nhãn hiệu như Panoz, Chrysler, và MG đều nỗ lực nhưng không mẫu xe nào vượt qua được hiệu suất của R8. Sau ba chiến thắng liên tiếp, Audi cung cấp động cơ, đội ngũ nhân viên và tay đua của mình cho đối tác Bentley, nhãn hiệu trở lại vào năm 2001.

img

Từ năm 2006

Sau những chiến thắng vang dội của R8 thì vào cuối năm 2005, Audi tiếp tục mang đển với giải một thách thức mới R10 TDI. Mặc dù không phải là động cơ diesel đầu tiên được sử dụng trong giải đua nhưng nó là mẫu xe đầu tiên chiến thắng tại Le Mans. Thời kỳ này đã có nhiều mẫu xe sử dụng các nhiên liệu khác nhau như ethanol sinh học,

Vào năm 2008, giải đua 24 Hours of Le Mans thực sự là một cuộc đua lớn giữa R10 TDI Audi và Peugeot 908 HDi FAP. Sau 24 giờ đua, chiếc Audi đã giành chiến thắng với việc cán đích nhanh hơn đối thủ của mình 10 phút. Năm 2009, 24 Hours of Le Mans chứng kiến hệ thông phục hồi năng lượng mới của Peugeot. Aston Martin tập trung vào phân lớp LMP1, nhưng vẫn chạy đua GT1 với các nhóm tư nhân khác. Audi vẫn tiếp tục mang R15 TDI tới thi đấu nhưng Peugeot mới là người chiếnn thắng đầu tiên từ năm 1933.

Năm 2011, Porsche vẫn là nhà sản xuất thành công nhất với 16 chiến thắng kỷ lục tổng thể, trong đó có kỷ lục 7 lần thắng liên tiếp.

 
img

"Chìa khóa" tại 24 Hours of Le Mans

Một trong những chìa khóa chiến thắng tại Le Mans chính là tốc độ tối đa được mang đến trong thời gian dài.

Điều này có nghĩa là các hãng sản xuất ô tô sẽ nỗ lực mang đến cho chiếc xe đua của mình một tốc độ tối đa nhưng ít biến động. Trong khi các đối thủ cạnh tranh nỗ lực giảm cân cho chiếc xe đua thì Bugatti lại bắt đầu phát triển đẩy mạnh khí động học. Với việc sử dụng các đường cong đơn giản không cầu kỳ nhằm tăng tốc độ là một trong những bí kíp của nhà vô địch.

Sau khi chiến tranh thế giới lần II kết thúc, 24 Hours of Le Mans quay trở lại hầu hết các nhà sản xuất xe đều chú ý đến việc sắp xếp khí động học hợp lý. Một ví dụ đáng chú ý trong những thay đổi được mang lại bởi khí động học giải đua năm 1950.

Nhiều năm trôi qua, phần thân xe có thể lớn hơn nhưng lại được làm với những vật liệu nhẹ. Thân xe lớn có thể cung cấp thêm lực cho các biến mà không làm tăng lực cản cho phép xe đua duy trì tốc độ tối đa.

 
img
 
 (Còn tiếp...)
 Tổng hợp