Cần gạt nước

Những phát minh của phụ nữ trong thế giới xe 1

Phát minh này của Mary Anderson, một nhà kinh doanh bất độngsản sinh ra tại hạt Greene, Alabama, Hoa Kỳ, không có liên quan gì đến ngànhcông nghiệp chế tạo xe hơi. Trong chuyến công tác tới New York vào năm 1902, bànhận thấy khi trời mưa tuyết, tài xế xe của mình phải rất vất vả thò đầu khỏi cửasổ xe để nhìn đường, bởi họ không thể nhìn qua kính chắn gió. Cứ đi được mộtquãng đường, tài xế lại phải dừng lại để cào tuyết trên kính xe rất mất thờigian và vất vả.

Khi trở về Alabama, bà đã phát minh ra một tay gạt với phầnlưỡi gạt bằng cao su gắn trên kính gió, có thể điều khiển để gạt kính chắn gióqua một thiết bị bên trong xe. Anderson đã giữ bản quyền phát minh này trong 17năm, tuy nhiên, phát minh của bà lúc đó bị chỉ trích là cản trở tầm nhìn và “vôdụng”, bà không hề được lợi từ phát minh của mình. Mãi sau đó gạt kính chắn giómới được sản xuất hàng loạt và áp dụng trên các xe hơi thời bấy giờ.

Động cơ xe hơi sử dụng van ống (sleeve-valve)    

Những phát minh của phụ nữ trong thế giới xe 2


Margaret E. Knight, một trong những nhà phát minh nữ nổi tiếngnhất thế kỷ 19, được sinh ra tại York, Maine, năm 1838. Bà là một trong nhữngngười góp phần quan trọng nhất trong việc phát triển động cơ xoay. Bà phát minhra rất nhiều bộ phận của động cơ này và cải tiến nó, trong đó có loại van ốngnày.       

Lốp Kevlar

Phát minh ra vật liệu Kevlar là công của Stephanie Kwolek, mộtnhà phát minh người Mỹ gốc Phần Lan. Điều thú vị là phát minh này lúc đó chỉ nằmtrong công việc “làm thêm” của bà, khi nhận công tác tại DuPoint để kiếm tiềntrang trải cho việc học ở trường Y mà bà theo đuổi.

Những phát minh của phụ nữ trong thế giới xe 3

Tại DuPoint, Stephanie nghiên cứu để tìm cách biến Pylimerthành một loại vật liệu sợi tổng hợp bền chắc hơn. Đối tượng bà nghiên cứu làloại nhựa có các phân tử dạng que, sắp xếp thẳng hàng với nhau, được cho là sẽtạo nên vật liệu bền chắc hơn nhiều so với loại polymer có các phân tử sắp xếplộn xộn không trật tự. Sau nhiều lần nghiên cứu và bị phản đối, Stephanie đãcho ra một loại sợi tổng hợp bền chắc như sắt thép và được đặt tên Kevlar.

Sợi aramid đanh, cứng được phát triển làm dây đai cho lốp xedạng tỏa tròn sau này (lốp Kevlar). Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong sản xuất cáp và vảilàm đai và để gia cố nhựa tổng hợp trong áo chống đạn.

Xi-nhan và đèn phanh

  Không phải nhà khoahọc, không phải kỹ sư chế tạo ô tô hay bất kỳ một thợ cơ khí nào đã sáng tạonên 2 thiết bị không thể thiếu trên ô tô này, mà là một…nữ minh tinh Hollywood.Minh tinh ấy có tên Florence Lawrence, từng rất nổi tiếng trong series những bộphim câm thuở sơ khai của điện ảnh.

Những phát minh của phụ nữ trong thế giới xe 4

Vào năm 1913, ô tô chỉ mới bắt đầu phổ biến ở Mỹ và còn là mộtvật phẩm vô cùng xa xỉ. Với địa vị minh tinh, Lawrence lúc đó đã đủ khả năngtài chính để sắm một chiếc ô tô riêng và nhanh chóng trở thành một “fan cuồng”thực sự với cỗ máy cơ khí 4 bánh này.

Bà mê xe theo đúng nghĩa đam mê đích thực, không chỉ bằng nhữnghành động chăm sóc cho xe, mà còn có rất nhiều sáng kiến để cải tiến nó. Mộttrong những phát kiến đầu tiên của bà là một thiết bị có tên gọi ““autosignaling arm” – Tay xi-nhan ô tô, được coi là phiên bản đầu tiên của đènxinhan ngày nay.

Thiết bị xi-nhan này được gắn phía cản sau của xe, có thểkích hoạt cho nâng lên hoặc hạ xuống chỉ bằng thao tác bấm nút ngay gần ghếlái, thể hiện người lái muốn rẽ sang trái hoặc sang phải.

Thiết bị này cũng kiêm luôn tính năng báo dừng, kích hoạtkhi người lái đạp phanh.

Lawrence đã khôngđăng ký bản quyền sáng chế này của mình, nhưng phải đến năm 1939, chiếc Buick đầu tiên mới áp dụng đèn xinhan điện tiêu chuẩn cho mọi loại xe của mình.