Sau Thế chiến II, Nhật Bản bị cấm nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí và công nghệ quốc phòng. Một trong những hệ quả của việc áp dụng các lệnh cấm nghiêm ngặt này là sự thui chột công nghệ chế tạo tăng và xe bọc thép. Tuy nhiên, sau chiến tranh Triều Tiên, người Nhật được phép tái thành lập lực lượng vũ trang và từng bước phát triển các loại vũ khí, công nghệ quốc phòng cho mình. Đối với lực lượng tăng thiết giáp Nhật, "bình minh" ngày mới đã bắt đầu từ Type 61.

Type 61

Năm sản xuất: 1961 – 1975

Số lượng: 560
 
img

Type 61 là dòng tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được phát triển và trang bị cho Lực lượng phòng vệ mặt đất JGSDF. Type 61 cũng như các thế hệ tăng MBT sau này của Nhật đều do nhà thầu Mitsubishi Heavy Industries chế tạo. Dự án Type 61 khởi động vào năm 1955 và chiếc tăng thành phẩm đầu tiên được biên chế cho quân đội vào năm 1961. Mặc dù ngừng sản xuất từ năm 1975 nhưng Type 61 còn được sử dụng đến năm 2000 mới chính thức "nghỉ hưu". 

img
 
Type 61 thuộc loại tăng quy ước với trung tâm tháp pháo và động cơ bố trí ở phía sau thân xe. Kíp chiến đấu gồm 4 người: chỉ huy, pháo thủ, lái xe và người nạp đạn. Kích thước xe khá khiêm tốn, cụ thể là chiều dài 8,19 m (cả nòng), rộng 2,95 m và cao 2,49 m, do đó trọng lượng chỉ dừng ở mức 35 tấn. Type 61 sử dụng pháo chính 90 mm, súng máy phòng không 12,7 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm. Tuy nhiên, chiếc tăng này không được trang bị hệ thống bảo vệ chống xạ - sinh - hóa và thiết bị lội sâu. Với động cơ diesel V12, công suất 570 mã lực, Type 61 đạt tốc độ tối đa 45 km/h.

Type 74

Năm sản xuất: 1975 – 1988

Số lượng: 893
 
img

Thế hệ tăng chiến đấu chủ lực thứ hai thời hậu chiến Type 74 được chế tạo để thay thế dòng Type 61 và hiện vẫn được sử dụng trong quân đội Nhật. Dòng tăng này sở hữu những thiết kế hiện đại và có các tính năng chiến đấu tiên tiến nhất ở thời điểm ra đời. Type 74 được đánh giá cao, xếp cùng "phân khúc" với M60 của người Mỹ và Leopard 1 của người Đức.

img
 
Type 74 sử dụng pháo chính 105 mm, súng máy phòng không 12,7 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Kích thước dài/rộng/cao của xe lần lượt là 9,41/3,18/2,25 m. Được trang bị động cơ diesel ộng cơ 10 xylanhính 105 mm, súng máy phòng không 12,7 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Kích thước dài/rộng/cao của xe là10 xylanh, công suất 750 mã lực, chiếc tăng trọng lượng 38 tấn có thể mang theo kíp chiến đấu 4 người chạy với tốc độ tối đa 53 km/h.

Type 90

Năm sản xuất: 1989 - hiện tại

Số lượng: 341
 
img

Type 90 là dòng tăng MBT nòng cốt trong lực lượng tăng thiết giáp Nhật hiện tại. Type 90 được biên chế từ năm 1990 và là sự lý giải thuyết phục cho quyết định nghỉ hưu của Type 61 cũng như một bộ phận lớn Type 74.

img
 
Type 90 có trọng lượng 50,2 tấn, chiều dài (cả nòng) 9,75 m, chiều rộng 3,33 m và chiều cao 2,33 m. Type 90 sử dụng pháo nòng trơn 120 mm với hệ thống nạp đạn tự động cho phép giảm số thành viên kíp chiến đấu xuống còn 3 người. Động cơ trang bị cho xe là loại diesel 10 xylanh, công suất 1.500 mã lực. Với số lượng sản xuất 341 chiếc và mức giá khoảng 7,5 triệu USD/chiếc, rõ ràng người Nhật đã đầu tư số tiền không nhỏ để tăng cường sức mạnh cho mình.

Type 10

Năm sản xuất: Từ 2010

Số lượng hiện tại: 13
 
img

Type 10 (hay TK-X) là chiếc MBT mới nhất của JGSDF, được xếp trong nhóm tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất thế giới. Type 10 sử dụng pháo nòng trơn 120 mm với hệ thống nạp đạn tự động mới, súng máy đồng trục 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm có tính năng điều khiển từ xa. Xe sở hữu vỏ giáp composite-ceramic, hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống cảnh báo sớm laser và hệ thống bảo vệ chống xạ - sinh - hóa. Type 10 có trọng lượng 44 tấn, chiều dài 9,42 m (cả nòng), chiều rộng 3,24 m và chiều cao 2,30 m. Với động cơ diesel V8 công suất 1.200 mã lực, chiếc MBT này có thể chạy lùi với tốc độ 70 km/h.

img
 
Năm 2010, Bộ Quốc phòng Nhật đã đặt hàng 13 chiếc Type 10. Số tăng này được biên chế cho JGSDF trong năm 2011. Type 10 “ngốn” của người Nhật 11,3 triệu USD/chiếc, đây vốn là giá bán chỉ dành cho dòng siêu tăng.

Tổng hợp – Theo MaskOnline