Kể từ khi chiếc đầu tiên mang tên Focke Wulf FW61 ra đời vào năm 1931 cho đến nay, máy bay trực thăng đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ dân dụng tới quân sự. Với hình dáng nhỏ gọn và khả năng di chuyển linh hoạt, ngoài nhiệm vụ về quân sự, máy bay trực thăng ngày nay đã trở thành thú vui của rất nhiều tỷ phú nổi tiếng thế giới. Thậm chí, để chứng tỏ đẳng cấp người ta còn đua nhau "tậu" những chiếc trực thăng đắt đỏ hàng đầu.

Dưới đây là danh sách 10 mẫu trực thăng đắt nhất thế giới hiện nay.

10. Eurocopter EC135 - 4,2 triệu USD

Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 1

Trực thăng dân dụng EC135 là phiên bản máy bay lên thẳng 2 động cơ hạng nhẹ, có giá thành vận hành thấp và rất được ưu chuộng trên thị trường máy bay dân dụng thế giới. Loại máy bay này cũng có một phiên bản với tên gọi EC635 được trang bị vũ khí phục vụ cho quân đội.

Bên ngoài của EC135 trông giống như 1 con chim sắt với phần "cổ họng" khác màu và phần đuôi dài thon gọn. Ngoài phi công EC135 có thể tải thêm 5 hành khách nữa.

EC135 được chế tạo từ vật liệu composite kết hợp với thiết kế khí động học tối ưu. EC135 sử dụng 2 động cơ, 4 cánh quạt chính. Cánh quạt sau của máy bay được đúc liền đuôi gần giống thiết kế của trực thăng quân sự OH 1 Ninja của Nhật Bản và chiến đấu cơ Comanche của Không quân Mỹ.

EC135 có thể bay liên tục trong quảng đường 635 km và tốc độ bay đường trường khoảng 254 km/giờ.

Tại Việt Nam, đại gia chứng khoán Trần Đình Long, chủ tịch tập đoàn Hoà Phát, là người duy nhất sở hữu chiếc trực thăng đắt đỏ này.

9. Eurocopter EC145 - 5,5 triệu USD

Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 2

Eurocopter EC145 được xem là 1 máy bay trực thăng đa năng, đa vai trò. Nó vừa được sử dụng như là 1 máy bay chở khách, chở hàng hóa dân dụng vừa là một trực thăng quân sự.

EC145 được trang bị 2 động cơ với hệ thống cánh quạt làm bằng Titan. Bằng cách nâng cao lưỡi cánh quạt, EC145 chiếm được cảm tình của nhiều người về ưu điểm giảm tiếng ồn và độ rung của mình. Đặc biệt EC145 có thể chở khoảng 11 người ngoài phi công.

EC145 được vận hành bởi động cơ Turbomeca ARRIEL 1E2, có thể bay tối đa 680 km và tốc độ đường trường là 246 km/giờ.

8. AW109 - 6,3 triệu USD

Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 3

AW109 được xem là trực thăng đa nhiệm linh hoạt nhất hiện nay. AW109 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào năm 1971 và được chính thức giới thiệu vào năm 1976.

Không quân Ý Rega, đội cứu hộ Thụy Sỹ và Không quân Hoàng gia của New Zealand là những đơn vị sử dụng mẫu trực thăng này đầu tiên. Nó được dùng để vận tải hạng nhẹ, sơ tán y tế, tìm kiếm cứu hộ và mục đích quân sự. Nó có thể bay với vận tốc 311 km/giờ với tầm hoạt động là 932 km, trần bay cao 6.000 m. Chiều dài của trực thăng là 13,04 m, đường kính cánh quạt 11 m và chiều cao 3,5 m.

7. Eurocopter EC175 - 7,9 triệu USD

Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 4

Được biết đến với vai trò là trực thăng sử dụng cho hoạt động dầu khí, tìm kiếm cứu nạn và vận tải cứu thương EC175 cũng được biết đến như là Avicopter Z-15. Nó được trình làng vào năm 2008 và được chứng nhận vào năm 2011.

EC175 được trang bị động cơ Pratt & Whitney PT6C-67E hoặc FADEC. EC175 sở hữu 5 cánh quạt chính và 3 cánh quạt đường mòn.

6. Eurocopter EC155 - 10 triệu USD


Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 5

Eurocopter EC155 được biết đến với vai trò là máy bay trực thăng vận tải hành khách tầm xa. Trực thăng hai động cơ này có thể phù hợp với việc chở 13 hành khách cùng với phi công. Ngoài vận tải hành khách, EC155 cũng được thiết kế để hỗ trợ hoạt động quốc tế, tai nạn giao thông vận tải và giao thông vận tải công ty lớn.

EC155 được vận hành bởi động cơ Turbomeca Arriel 2. Toàn bộ buồng lái của EC155 được làm bằng kính và được trang bị bởi 1 hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số.

5. Sikorsky S-76C - 12,95 triệu USD


Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 6

Chiếc Sikorsky S-76C là một máy bay trực thăng thương mại tiện ích cỡ trung bình. Nó được vận hành bởi một vài động cơ Turbomeca Arriel với sức mạnh 539 kW.

Sikorsky S là mẫu trực thăng được hoàng gia Anh ưa dùng. Mục đích chính của Sikorsky S chính là để phục vụ cho việc đi lại của các doanh nhân, bệnh viện hoặc công việc chính phủ. Phần đuôi của trực thăng có cánh quạt chính 4 cánh và bộ cánh đáp có thể thu vào khi không cần thiết sử dụng.

4. AW139 - 14,5 triệu USD

Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 7

AW139 là một trong những mẫu trực thăng chiến đấu đa nhiệm được ưa chuộng nhất hiện nay. Được biết, máy bay trực thăng nổi tiếng Bell từng là 1 phần trong kế hoạch phát triển AW139 nhưng đã được kéo ra sau đó. Nó đã trở thành một trong những sản phẩm có ảnh hưởng nhất của công ty, cung cấp cơ sở cho AW149 được sử dụng bởi quân đội và AW189 đang được bán cho hoạt động dân sự.

Rotor chính có năm cánh trong khi các cánh quạt đuôi có bốn. Bộ bánh đáp của nó có thể thu vào và được cung cấp bởi hai động cơ Pratt & Whitney PT6C. AW139 có thể chở tối đa khoảng 15 hành khách.

3. Bell 525 - 15 triệu USD

Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 8

Bell 525 là mẫu máy bay trực thăng hiện đang được phát triển bởi hãng sản xuất máy bay trực thăng Bell. Trong kế hoạch Bell 525 sẽ được làm từ vật liệu tổng hợp và kim loại.

Nó sẽ là máy bay trực thăng thương mại đầu tiên để kết hợp kỹ thuật với tên là "fly-by-wire" (điều kiển điện tử). Bell 525 sẽ chở được khoảng 16 hành khách với tầm hoạt động tối đa khoảng 741 km với tốc độ 261 km/giờ.

2. Sikorsky S92 - 17 triệu USD

Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 9

Sikorsky S92 được biết đến với vai trò là máy bay trực thăng vận tải tiến công song vẫn có thể sử dụng để trinh sát đường không, bảo vệ các phi cơ khác.

Sikorsky S92 được coi là nền tảng cơ sở của Superhawk H-92 đang được sử dụng trong quân đội. Mỗi cánh quạt của S92 có 4 cánh và được thiết kế riêng nhằm giảm tiếng ồn và tăng lực nâng. Hầu hết các thành phần được làm bằng titan.

1. AW101 - 21 triệu USD

Diện kiến 10 máy bay trực thăng đắt nhất thế giới 10

AW101 đang được biết đến như là mẫu trực thăng đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay được sản xuất bởi Anh và Ý. Với giá tiền đắt đỏ của mình  AW101 rất "kén" chủ nhân bởi chỉ những người thật sự giàu có mới dám sở hữu nó. Được biết hiện tại trên thế giới số lượng cá nhân sở hữu AW101 chủ yếu tới từ Ả Rập Saudi và Ấn Độ.

Ngoài ra, AW101 còn được sử dụng trong công việc quan trọng của chính phủ, đặc biệt trong chiến tranh chống tàu ngầm. Hiện tại Hải quân Hoàng gia Anh, Không quân, Hải quân Italia và Không quân Hoàng gia Đan Mạch đang sử dụng loại trực thăng đắt đỏ này.