Theo tin từ Thượng Hải, 15/1/2009, tập đoàn công nghiệp ô tô Thượng Hải (Shanghai Automotive Industry Corp-SAIC) hôm thứ năm qua đã từ chối cáo buộc rằng hãng đã đánh cắp công nghệ từ công ty liên kết tại Hàn Quốc của hãng, Ssangyong. SAIC cho rằng cáo buộc trên là “hoàn toàn không có căn cứ”, và rằng “chuyển giao công nghệ” là một hoạt động thương mại bình thường.

“Lời buộc tội hoàn toàn vô căn cứ”, Zhu Xiangjun, phát ngôn viên của SAIC phát biểu, “Việc chuyển giao công nghệ giữa SAIC và công ty ô tô Ssangyong của Hàn Quốc sau khi đặt mối quan hệ liên kiết là một điều bình thường”.
 

img

SAIC, hãng sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, nắm giữ 51% cổ phần của Ssangyong.

Zhu cho biết tất cả các hoạt động chuyển giao công nghệ giữa hai công ty đều được dựa trên hợp đồng có tính hợp pháp quốc tế.

Lãnh đạo liên đoàn lao động công ty Ssangyong tổ chức một cuộc biểu tình ở trước đại sứ quán Trung quốc ở Seoul vào hôm thứ ba. Những người phản đối, trưng các biểu ngữ và khẩu hiệu, cáo buộc SAIC đánh cắp công nghệ từ công ty của họ và vi phạm các điều khoản hợp tác.
 

img

“SAIC và Ssangyong tập trung nghiên cứu vào các công nghệ khác nhau”, Zhu phát biểu, “Liên đoàn lao động của công ty Ssangyong cáo buộc chúng tôi đánh cắp công nghệ về động cơ diesel – hybrid, nhưng lĩnh vực nghiên cứu của SAIC là động cơ xăng - hybrid”.

“Thêm vào đó, công nghệ của Ssangyong chỉ mới trên giai đoạn ý tưởng, trong khi đó chiếc sedan dùng công nghệ hybrid được phát triển bởi SAIC sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trong vòng một năm”, Zhu nói.

Lãnh đạo liên đoàn lạo động công ty Ssangyong cũng nói rằng SAIC đã thất hứa về việc đầu tư 1 tỷ đô la cho công ty Ssangyong.

“Chúng tôi chưa bao giờ đưa ra lời hứa như vậy”, Zhu nói, “Chúng tôi chỉ nói rằng sẽ tăng khoản đầu tư bằng nhiều cách dựa trên các thông lệ quốc tế”.

Zhu nói rằng lời hứa xuất phát từ một đối thủ của SAIC trong tiến trình thiết lập quan hệ hợp tác với Ssangyong vào năm 2004 và đã bị “gán lầm sang cho SAIC”.

Ssangyong đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính do sản lượng ô tô bán ra chậm và sự thiếu thốn các khoản hỗ trợ. SAIC kiến nghị một cuộc tái cấu trúc lại công ty bao gồm việc cắt giảm việc làm, chi phí sản xuất và các khoản lợi nhuận. Nhưng liên đoàn lao động Ssangyong không đồng ý với đề xuất này và yêu cầu SAIC cung cấp các khoản vốn đầu tư.

Ssangyong đệ trình đơn bảo vệ phá sản lên tòa án Hàn Quốc vào 9/1/2009, nhưng toà án Hàn Quốc đã không đưa ra được hướng giải quyết.

“Dưới sức ép của cuộc khủng hoảng tài chính, chúng tôi tin rằng Ssangyong không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc xin tòa án bảo vệ”, Zhu nói.
 

Theo ChinaCarTimes