Giấc ngủ trắng - cách gọi của một giấc ngủ chớp nhoáng mà cơ thể không nhận ra - là hiện tượng mà không ít tài xế gặp phải, đặc biệt khi lái xe đường dài.

Theo nghiên cứu của Tổ chức về An toàn Giao thông Hoa Kỳ (AAA), ước tính mỗi năm có khoảng 328.000 vụ tai nạn có liên quan tới việc lái xe trong tình trạng buồn ngủ. Tại Việt Nam, chưa có thống kê cụ thể về số vụ tai nạn do tài xế mệt mỏi hay buồn ngủ gây ra, nhưng đã có nhiều trường hợp bị mất lái do người lái thiếu tập trung được ghi nhận.

Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn khi lái xe đường dài là sự tập trung. Lái xe vài tiếng đồng hồ liên tục có thể khiến người lái mệt mỏi và buồn ngủ, từ đó không còn khả năng xử lý vô-lăng và chân ga, chân phanh một cách chính xác, làm tăng tỷ lệ gây tai nạn giao thông.

Có nhiều cách để hạn chế tình trạng mệt mỏi hay buồn ngủ khi cầm lái xe đường dài mà bất cứ tài xế nào cũng có thể thực hiện được.

Ngủ đủ giấc trước khi lên đường

5 mẹo sau đây sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và đủ năng lượng khi lái xe đường dài - Ảnh 1.

Thiếu ngủ có thể khiến tài xế không tỉnh táo khi lái xe. Giấc ngủ trắng có thể ập đến bất cứ khi nào với một người thiếu ngủ, nhưng thường là vào buổi trưa hoặc chiều tà.

Do đó, việc ngủ đủ giấc trước mỗi chuyến đi xa là rất cần thiết. Các tổ chức nghiên cứu trên thế giới đưa ra thời gian ngủ trung bình với thanh niên và người trưởng thành là từ 7 đến 9 tiếng. Nếu đã quen với nhịp ngủ như vậy, việc ngủ ít đi 2-3 tiếng đồng hồ cũng có thể dẫn đến giấc ngủ trắng.

Dùng kẹo cao su hay thức uống chứa caffeine

5 mẹo sau đây sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và đủ năng lượng khi lái xe đường dài - Ảnh 2.

Nhai kẹo cao su giúp bạn tập trung hơn do tăng lượng oxy và đẩy máu lên não. Ngoài ra, bạn có thể dùng các thức uống chứa caffeine như nước tăng lực để nạp năng lượng cho cơ thể và tăng sự tỉnh táo hiệu quả.

Với công thức bổ sung Caffeine, Taurine, Inositol, Vitamin B3, B6, B12, nước tăng lực ABBEN mang tới nguồn năng lượng mạnh mẽ cho cơ thể, qua đó giúp tài xế thêm tỉnh táo suốt một thời gian dài. Sản phẩm có 3 hương vị độc đáo gồm vị Nguyên Bản, Dâu Tây và Việt Quất, trở thành thức uống yêu thích của nhiều lái xe đường dài và cánh "phượt thủ".

Anh Đ.X.Sơn, người vừa chinh phục thành công sự kiện "phượt" Amsterdam Dakar Challenge 2023 cho biết: "Nước tăng lực ABBEN tiếp năng lượng và giúp tôi giữ được sự tập trung để vượt qua hành trình khắc nghiệt hơn 7.000 km từ Amsterdam (Hà Lan) đến Gambia và về đích chuẩn xác trong thời gian quy định". 

5 mẹo sau đây sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và đủ năng lượng khi lái xe đường dài - Ảnh 3.

Nghỉ ngơi sau một thời gian cầm lái

5 mẹo sau đây sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và đủ năng lượng khi lái xe đường dài - Ảnh 4.

Theo Luật giao thông đường bộ, tài xế không được lái xe quá 10 tiếng một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 tiếng. Bộ Công an có đề xuất tài xế không lái xe quá 3 tiếng liên tục trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.

Trên thực tế, cầm lái 2-3 tiếng đồng hồ đã khiến nhiều tài xế mệt mỏi. Khi đó, tài xế nên dừng lại ở trạm nghỉ hoặc một nơi an toàn để lấy lại tỉnh táo. Việc chợp mắt khoảng 15-20 phút trong lúc nghỉ cũng sẽ khiến tài xế tỉnh táo hơn trong chặng đường tiếp theo.

Hạ cửa kính, chuyển đổi linh hoạt giữa gió ngoài và gió trong

5 mẹo sau đây sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và đủ năng lượng khi lái xe đường dài - Ảnh 5.

Sử dụng liên tục gió trong cũng là một trong những nguyên nhân khiến tài xế nhanh rơi vào trạng thái buồn ngủ. Lý do đến từ việc thiếu oxy trong khoang cabin.

Cách để trong khoang cabin luôn dồi dào oxy mà không gặp phải mùi lạ ngoài đường là chuyển đổi linh hoạt giữa chế độ gió ngoài và chế độ gió trong. Khi đi trên những con đường đẹp, sạch, việc đổi sang chế độ gió ngoài sẽ giúp lấy được nhiều oxy vào khoang cabin mà không kéo theo mùi không mong muốn.

Nghe đa dạng âm nhạc, chương trình phát thanh

Một danh sách bài hát quen thuộc được phát đi phát lại có thể sẽ khiến tài xế nghe trong vô thức, đặc biệt khi cơn buồn ngủ ập đến.

Do đó, khi lái xe, tài xế có thể cân nhắc sử dụng nhiều danh sách phát khác nhau để tránh nhàm chán. Nghe các chương trình trò chuyện, đối thoại trên AM/FM, hoặc có thể là podcast cũng một cách đa dạng cũng sẽ giúp tài xế đỡ rơi vào cơn buồn ngủ hơn.

https://www.facebook.com/autoprovn