Liên doanh dưới tên SAIC-GM-Wuling đặt kế hoạch khánh thành giai đoạn đầu của nhà máy vào năm 2015 và sẽ đạt công suất hàng năm khoảng 400 ngàn xe và động cơ khi hoàn thiện.

Bên cạnh hai nhà máy hiện có tại Liễu Châu và Quảng Tây, công xưởng sắp xây dựng tại thành phố công nghiệp Trùng Khánh sẽ giúp liên doanh này đạt công suất 2 triệu xe vào năm 2015.

Đây là động thái mới nhất của hãng xe lớn thứ hai thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu được dự báo ngày càng tăng của Đại lục với khoảng 30 triệu xe vào năm 2020 so với 18.5 xe năm ngoái.

Mặc dù nắm tới 50.1 phần trăm cổ phần tại SAIC-GM-Wuling, GM còn có vài liên doanh khác ở Trung Quốc sản xuất xe dưới thương hiệu Buick, Cadillac, Chevrolet và Opel.

Bước đi này của GM được coi là khá nhạy cảm trong bối cảnh hàng loạt các hãng xe Nhật đang khốn khổ vì sự cố chính trị Trung- Nhật xung quanh quần đảo nhỏ giữa eo biển phân chia hai nước.

Hôm qua cả Toyota, Honda và Nissan đều thông báo mức bán tụt dốc trong tháng 10 tại Trung Quốc với thứ tự âm lần lượt 61 – 54 – 44 phần trăm.

CEO Nissan ngài Carlos Ghosn thậm trí còn nói mỗi bước đi tiếp theo tại Trung Quốc sẽ là kết quả của những nghiên cứu thận trọng hơi vì vấn đề bây giờ không chỉ còn là thị trường mà còn là về địa chính trị.

Nissan cuối tháng trước thậm chí tính tới khả năng chuyển bớt nhà máy tại Trung Quốc sang Thái Lan cho yên tâm.

Ngay từ năm 2009 Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường xe hơi lớn nhất thế giới và trở thành một mảnh đất hấp dẫn hàng loạt nhà sản xuất ô tô hàng đầu đua nhau đầu tư vào sản xuất và bán hàng tại đây.

Tương tự như Việt Nam, các công ty sản xuất ô tô nước ngoài không được tự mở nhà máy tại Trung Quốc mà buộc phải thành lập liên doanh với đối tác bản địa.