Tập đoàn xe sang Đức rất hứng thú với việc truyền thụ lại những bài học lịch sử đánh dấu những cột mốc đáng nhớ trong dòng đời của họ cho khách hàng và người hâm mộ. Sau khi kể lại giai thoại chiếc W125 cán mốc kỷ lục tốc độ 432,7 km/h vào ngày 28/1 năm 1938, Daimler đã tiếp tục vận hành cỗ máy thời gian tới thời điểm tháng 4/1958 trong thông cáo được họ công bố vào thứ 5 vừa qua.

Tập đoàn mẹ của Mercedes-Benz nhắc lại thời điểm từng sở hữu Audi - Ảnh 1.

Theo đó, Daimler từng sở hữu Audi trong một khoảng thời gian khá ngắn (hơn 5 năm) trước khi được Volkswagen mua lại. 60 năm về trước, Daimler-Benz – tiền thân của tập đoàn Daimler AG hiện giờ đã tổ chức một cuộc họp bàn luận về việc có nên trở thành cổ đông chính của Auto Union (hiện là Audi) hay không. 

Sau 4 buổi thảo luận mà không có kết quả, cuối cùng vào tháng 1/1958, ban lãnh đạo Daimler-Benz đã đi thống nhất đồng ý mua lại gần 88% cổ phần của Auto Union. Friedrich Flick, một cổ đông với 40% cổ phần của Daimler-Benz và con số tương tự tại Auto Union là người góp công chính vào thương vụ này với ý tưởng hợp nhất 2 phía để giảm chi phí phát triển và sản xuất.

2 tuần sau đó, vào ngày 14/4/1958, lãnh đạo 2 phía gặp mặt để bàn về hướng đi chung mà họ nghĩ tới trong tương lai. Tua nhanh tới 21/12/1959, Daimler-Benz quyết định mua nốt số cổ phần còn lại của Auto Union. 10 ngày sau đó, Auto Union chính thức trở thành một phân nhánh con của Daimler-Benz.

Tập đoàn mẹ của Mercedes-Benz nhắc lại thời điểm từng sở hữu Audi - Ảnh 2.

Tuy nhiên theo lời Daimler, Auto Union vào thời điểm đó sở hữu tầm nhìn hơi ngắn hạn khi họ tin rằng động cơ 2 thì sẽ là tương lai của nền công nghiệp ô tô trong khi Daimler-Benz đặt niềm tin vào động cơ 4 thì 4 xy-lanh. Dù vậy, khi mối hợp tác giữa 2 bên chưa thu được nhiều thành quả to lớn, Daimler nhận ra rằng Auto Union không muốn từ bỏ lối đi riêng của mình và quyết định bán lại cổ phần cho Volkswagen (1/1/1965).

Sau thời điểm đó, Auto Union cũng đã nhận ra tiềm năng của động cơ 4 thì do Daimler phát triển. Lấy động lực và cảm hứng từ đó, họ đã chế tạo ra hàng loạt các dòng xe "nháp" mà sau này trở thành chiếc Audi 80.

Ảnh: AutoEvolution