365 ngày xúc cảm của thị trường ô tô Việt Nam 2018
eMagazine
autopro.com.vn
Theo Trí Thức Trẻ 14.1.2019
Bài viết: Thế Anh
Thiết Kế: Nhật Ánh - Mạnh Nguyễn
365 ngày
xúc cảm của thị trường
ô tô Việt Nam 2018
Từ thất vọng xe giá rẻ tới niềm hy vọng VinFast, thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018 đã trải qua đủ đầy cung bậc cảm xúc, phần nào giúp người tiêu dùng trong nước qua cơn “shock” và sẵn sàng tâm lý cho một năm 2019 nhiều điểm mới.

autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn

autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn

autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn autopro.com.vn

0 bình luận
01.
Toàn cảnh thị trường
nhìn từ VAMA
Thị phần các thành viên VAMA
10 mẫu xe bán chạy nhất
trong năm 2018
02.
Năm đầu tiên
Trường Hải tiếp quản BMW

Sau cú ngã của Euro Auto, ngày 1/1/2018, Trường Hải chính thức tiếp quản thương hiệu BMW, MINI và BMW Motorrad tại thị trường Việt Nam. Sự tích cực đến ngay từ thời gian đầu, giá bán 10 dòng xe BMW đều giảm, mức giảm cao nhất gần 600 triệu đồng. Chỉ riêng có 2 mẫu xe ít ăn khách X6 xDrive35i Pure Extravagance và M2 Coupe tăng nhẹ 1 triệu đồng. Sự năng động của BMW dưới “bàn tay” của Trường Hải còn thể hiện ở mặt danh mục sản phẩm nhanh nhạy hơn so với trước đây. Mới đây là mẫu xe X2, và sang năm là X4 phiên bản mới.

Nhưng lời tuyên bố của ông Trần Bá Dương, chủ tịch THACO về việc mở rộng thêm 12 đại lý trên toàn quốc dường như không được thực hiện. Cả nước vẫn chỉ có 3 showroom tiếp quản từ Euro Auto, bao gồm BMW Long Biên, BMW Phú Mỹ Hưng, MININ và BMW Motorrad Nguyễn Văn Trỗi.

03.
Những lùm xùm
về chất lượng ô tô
tại Việt Nam

2018 đánh dấu một năm vất vả cho một số hãng xe khi có nhiều vụ kiện và làn sóng phản đối từ phía khách hàng. Mở màn bằng vụ kiện lỗi hộp số PowerShift trên mẫu Ford Focus của khách hàng Võ Quốc Bình, ngụ tại TP.HCM. Anh này đã gửi đơn kiện tới các cơ quan hữu trách. Vụ lùm xùm nhận sự ủng hộ của rất nhiều chủ xe Ford gặp lỗi tương tự.

Tháng 8, đến lượt Mercedes-Benz Việt Nam bị khách hàng đồng loạt gửi kiến nghị. Theo đó, nhiều chủ xe GLC gặp tình trạng nước vào vi sai cầu trước, nhẹ là thay dầu cầu, nặng thì thay vi sai cầu trước với chi phí 170 triệu đồng.

Vụ lùm xùm bắt đầu từ việc GLC chỉ miễn nhiễm khi đi qua vùng nước thấp dưới 30cm (mặt nước tĩnh), một mực nước có thể coi là thấp với một chiếc SUV như hãng xe Đức quảng cáo. Giải pháp của Mercedes-Benz Việt Nam là thay thế đầu van cầu vi sai từ lấy từ mẫu GLS, có giá 600.000 đồng cho những ai có yêu cầu. Tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa hài lòng, vì muốn việc thay thế này phải miễn phí.

Cũng trong tháng 8, người dùng Honda CR-V lên tiếng về một số chi tiết dưới gầm xe bị gỉ sét sau một thời gian sử dụng. Sự việc nhanh chóng lắng xuống khi Honda Việt Nam lên tiếng và khẳng định việc gỉ sét vẫn "an toàn, không cần khắc phục".

Bên cạnh đó, nhiều mẫu xe bán chạy tại Việt Nam dính án triệu hồi, như Honda City, Toyota Altis, Toyota Yaris, Toyota Vios lỗi túi khí. Hyundai Grand i10 lỗi bu-lông bắt đầu puly có thể gãy trong quá trình vận hành. Ford Ranger lỗi cụm ngàm khóa cửa,... Những đợt triệu hồi này không gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng chủ xe.

04.
Nghị định 116
– tan cơn mơ xe giá rẻ

2018 là dấu mốc được nhắc đến từ 10 năm trước, về một tương lai ô tô giá rẻ phổ cập tại Việt Nam nhờ thuế nhập khẩu nội khối ASEAN về 0%. Thế nhưng, các quy định trong Nghị định 116 áp dụng từ đầu 2018 khiến hi vọng dập tắt. Cuộc giảm giá đồng loạt mà người Việt chờ mong không trở thành hiện thực. Thậm chí một số mẫu xe bán tốt trên thị trường còn tăng giá.

Honda là doanh nghiệp chạy đua với Nghị định 116 sát sao nhất. Hãng về 700 chiếc CR-V cuối năm để kịp chạy đua trước khi 'hàng rào' được áp dụng khiến giá bán tăng cả trăm triệu so với dự tính ban đầu. Nhưng bù lại, Honda lại có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA sớm nhất thị trường, nối tiếp là Volvo, Volkswagen và Audi. Toyota, thương hiệu có thị phần lớn trên thị trường ô tô bắt đầu hoạt động nhập khẩu trở lại từ tháng 8, trong đó có Fortuner gây bất ngờ nhất khi giá bán tăng dù hưởng thuế.

Lý do được hãng đưa ra là đã có thêm trang bị. Và đây cũng là cách làm của nhiều hãng xe khác tại Việt Nam thời điểm ấy để trả lời báo chí và khách hàng. Theo một chuyên gia kinh tế, đó là hình thức để gỡ gạc lại doanh thu, bù lại khoảng nửa đầu năm thị trường ô tô nhập khẩu đóng băng vì Nghị định 116.

Giá niêm yết không giảm là một chuyện, khách hàng còn phải mua thêm phụ kiện nếu muốn nhận xe sớm, hoặc không sẽ phải chờ. So với các năm trước, cụm từ 'bia kèm lạc' được nhắc đến nhiều hơn đáng kể. Những mẫu xe kiểu này đều có nguồn gốc nhập khẩu, và được nhiều người dùng quan tâm.

Đối với những khách hàng chờ đợi ô tô giảm giá từ 2017, họ không có lý do để thất vọng. Một tư vấn bán hàng cho hay, người chờ xe giá rẻ thường không có nhu cầu mua ô tô ngay lập tức, và rõ ràng nhiều mẫu xe trên thị trường đã rẻ hơn so với nhiều năm trước, như Ford Everest, Honda CR-V,... Dĩ nhiên, định nghĩa "rẻ" là giá phải ngang bằng khu vực như nhiều người chờ mong là không thể.

Tuy nhiên, khi nút thắt 116 được tháo bỏ, tính từ tháng 7 đến tháng 11/2018, xe nhập khẩu ồ ạt quay trở lại, đẩy doanh số đạt 39.799 xe, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, về lý thuyết, Nghị định 116 và Nghị định 125 tưởng chừng sẽ chặn đường về của ô tô nhập khẩu tư nhân. Nhưng không, các doanh nghiệp vẫn đưa ô tô nhập khẩu về Việt Nam một cách đều đặn ở nhóm xe đắt tiền, ví dụ như Lamborghini Urus, Mercedes-Benz G63, hay Land Rover Range Rover. Các đại lý nhập khẩu tư nhân tận dụng khe cửa hẹp, đưa xe về nước qua hình thức quà biếu, tài sản dịch chuyển hoặc mua lại suất của nhân viên thuộc cơ quan ngoại giao nước ngoài.

05.
VinFast - từ Paris
Motor Show tới Việt Nam

Ngoài câu chuyện thị trường, VinFast là cái tên không thể bỏ qua trong năm 2018. Hãng xe đặt nhà máy ở Hải Phòng tạo nên câu chuyện lịch sử khi lần đầu một thương hiệu ô tô Việt Nam đứng tại triển lãm Paris Motor Show. Lễ ra mắt diễn ra vào ngày 2/10 còn có sự tham gia của Hoa hậu Trần Tiểu Vy và cựu tuyển thủ David Backham. Sau sự kiện, hãng xe này nhận rất nhiều lời khen chê từ giới chuyên gia, nhưng cho đến cuối cùng, không thể phủ nhận về tốc độ, sự quyết tâm và những kỳ tích của VinFast.

Đến ngày 20/11, VinFast trưng bày xe và công bố giá bán tại Việt Nam. Sự kiện diễn ra tại công viên Thống Nhất (Hà Nội), thu hút hàng chục nghìn người đến tham quan và mua xe, chưa bao giờ giấc mơ ô tô thương hiệu Việt Nam thành hình một cách rõ rệt như vậy.

06.
Vietnam Motor Show 2018 - phiên chợ mua bán xe cuối năm

Sau 3 năm tách làm triển lãm riêng, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng Việt Nam (VIVA) quay trở lại làm triển lãm chung, vẫn lấy tên gọi Vietnam Motor Show. Triển lãm năm nay quy tụ 15 hãng xe, với hơn 120 mẫu xe được trưng bày. Nhưng ở nhóm đáng xem, lợi thế dồn sang phía xe nhập khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tận dụng cơ hội này giới thiệu xe tới khách hàng, đón đầu các đơn đặt hàng nhằm tăng doanh thu, bù đắp lại nửa đầu năm lo giấy tờ, thủ tục nhập khẩu, kiểm định.

Dàn ô tô tham gia triển lãm có biên độ giá rất rộng, từ 345 triệu đồng tới 17 tỷ đồng. Vì thế mà triển lãm Vietnam Motor Show 2018 trở nên đáng xem hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khách tham quan. Nổi bật nhất trong nhóm xe phổ thông là sự hiện diện của Ford Ranger Raptor, Honda Brio, Honda Civic Type R hay Nissan Terra. Trong khi đó, Lexus ES, Audi Q8, Land Rover Range Rover, Volkswagen Touareg là những mẫu xe đáng xem ở phân khúc hạng sang.

Đông Nam Á vùng trũng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, thế nên khó tránh khỏi cảnh mua bán ở Vietnam Motor Show 2018. Người mua, người thăm dò giá xe được săn đón bởi đội ngũ tư vấn bán hàng tấp nập. 880 đơn đặt hàng đã được ký trong 5 ngày diễn ra triển lãm. Cảnh mua bán biến Vietnam Motor Show trông giống hội chợ mua bán xe cuối năm được đầu tư bài bản, hơn là một triển lãm thể hiện chất lượng, công nghệ và tầm nhìn của mỗi hãng xe.

07.
Những mẫu xe
tâm điểm ra mắt
Xe sang nổi bật
08.
Những dòng xe
biến mất

Nhiều dòng xe hoàn toàn mới ra mắt, nhưng 2018 cũng là có rất nhiều mẫu xe bị khai tử do các doanh nghiệp kinh doanh ô tô sắp xếp lại chiến lược. Điểm chung của những mẫu xe nằm trong danh sách này là doanh số thấp, các hãng không còn mặn mà để đưa về, thêm vào đó rào cản về yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA.

09.
Những số phận
không yên ả

Trong năm mà nhiều doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thì GM Việt Nam đi theo chiều hướng ngược lại. Tháng 6/2018, VinFast chính thức mua lại toàn bộ hoạt động của GM Việt Nam. Đầu tiên, hãng xe Việt tiếp nhận hệ thống đại lý ủy quyền của thương hiệu Chevrolet và trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm và dịch vụ Chevrolet tại Việt Nam. Bên cạnh đó là tiếp quản nhà máy GM tại Hà Nội.

Về sản phẩm, VinFast đang trong quá trình "dọn kho" nhiều mẫu xe của Chevrolet tại Việt Nam, gồm Spark, Aveo, Cruze, Orlando, Captiva, chỉ giữ lại Trailblazer và Colorado.

Đến tháng 12, dư luận lại có dịp bàn tán về việc Nissan Motor Nhật Bản thông báo chấm dứt liên doanh với tập đoàn Tan Chong về việc nhập khẩu, phân phối xe và phụ tùng

Nissan tại thị trường Việt Nam. Phía tập đoàn Tan Chong xác nhận điều này. Tập đoàn này được quyền phân phối xe và phụ tùng Nissan tại thị trường Việt Nam từ ngày 22/9/2010, và chính thức chấm dứt vào ngày 10/9/2019.

Nhưng Tan Chong mất quyền phân phối không đồng nghĩa với việc Nissan rút khỏi thị trường Việt Nam. Đại diện Nissan Việt Nam khẳng định "trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh của Nissan Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì như thường lệ".

10.
Cuộc đua mở rộng nhà máy,
hướng tới xuất khẩu

Ngày 25/3/2018, Trường Hải khánh thành nhà máy lắp ráp ô tô Mazda thứ 2 tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), sau đúng một năm xây dựng với số vốn 7.000 tỷ đồng. Đây là nhà máy lớn nhất và công nghệ hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Công suất ban đầu 50.000 xe/năm, có thể nâng lên 100.000 xe/năm.

Sau Trường Hải, Hyundai Thành Công là đơn vị tiếp theo mở nhà máy thứ 2, công suất tối đa 100.000 xe/năm. Nhà máy hiện tại của Hyundai Thành Công chỉ có công suất 60.000 xe/năm. Tương tự, Mitsubishi cũng đang trong quá trình xem xét một nhà máy công suất 50.000 đặt tại tỉnh Bình Dương, hướng tới tương lai tăng sản lượng những mẫu xe nổi bật như Xpander, Outlander. Toyota hồi tháng 6 đề nghị được thuê thêm đất để mở rộng dự án, hướng tới mục tiêu sản xuất 90.000 xe/năm từ 2023.

Trong khi đó, ở Hải Phòng, tổ hợp nhà máy VinFast đang gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng. Dự án nằm trên diện tích 335 ha tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng. Nhà máy sản xuất ô tô của VinFast sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, công suất giai đoạn 1 là 250.000 xe/năm, và nâng lên 50.000 xe/năm ở giai đoạn 2.

Một sếp hãng xe Nhật Bản cho rằng, những Nghị định 116, Nghị định 125 và đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị sản xuất trong nước cho thấy một ngành ô tô được bảo hộ trước làn sóng xe nhập. Doanh nghiệp mở rộng nhà máy, đặt mục tiêu kinh doanh dài hạn tại Việt Nam sẽ hưởng lợi trong tương lai.