Xe điện hiệu suất cao dù mới có số lượng khá ít trên thị trường đã cho thấy chúng có khả năng tăng tốc nhanh hơn và công suất thường cao hơn vượt trội so với xe chạy động cơ. Tuy nhiên, tất cả những hãng xe làm xe điện hiệu suất cao vẫn còn đang trăn trở với một bài toán, đó là làm sao để loại xe mới này mang lại cảm xúc như xe xăng trước đây.

Giả tiếng động cơ không đủ, xe điện sắp tới còn giả cả... rung động của động cơ - Ảnh 1.

Dodge - một trong những thương hiệu xe cơ bắp danh giá nhất nước Mỹ cũng đang chật vật tìm cách làm mới mình để phù hợp với kỷ nguyên xe điện. Ảnh: Dodge

Stellantis - một trong những tập đoàn xe lớn nhất thế giới đang nghiên cứu cặp đôi công nghệ có khả năng khắc phục vấn đề trên. Để phục vụ một thương hiệu xe cơ bắp hàng đầu nước Mỹ là Dodge, họ đã đăng ký bản quyền 2 tính năng có tên Active Sound Enhancement (ASE - Tăng cường âm thanh chủ động) và Active Vibration System Enhancement (AVE - Hệ thống tăng cường rung động chủ động).

Bắt đầu với ASE, công nghệ này hoạt động như công nghệ giả âm thanh động cơ mà nhiều thương hiệu khác đã và đang cân nhắc. Hệ thống loa trong và ngoài xe cũng như hệ thống xả sẽ làm giả lại âm thanh động cơ dựa theo các tiêu chí như tốc độ, công suất, tăng tốc và mô-men xoắn ở ngưỡng mà xe đang vận hành.

Giả tiếng động cơ không đủ, xe điện sắp tới còn giả cả... rung động của động cơ - Ảnh 2.

Các công nghệ giúp hỗ trợ xe điện mang lại trải nghiệm như xe xăng đang được nghiên cứu rất nhiều với một số ví dụ có thể kể đến như giả hộp số sàn, giả tiếng động cơ và giờ là giả cả rung động động cơ. Ảnh: Carscoops

Nhân tố còn lại là AVE đáng chú ý hơn nhiều. Hệ thống này làm giả lại cả rung động tạo ra bởi động cơ đốt trong, cụ thể là các dòng động cơ từ V8 trở lên.

Có nhiều cách để hệ thống tạo ra rung động nhân tạo với cách đơn giản nhất là máy phát có khả năng làm rung khung gầm hoặc thân xe độc lập. Một phương thức khác là các máy rung nhỏ hơn đặt ở viền vô lăng hay ghế để làm giả rung động như cách mà hệ thống giả lập đua xe chơi game đang làm.

https://www.facebook.com/autoprovn