Đây chính là hình ảnh siêu xe McLaren P1, chiếc xe sẽ được trình làng tại Geneva Motor Show 2013 bắt đầu khai mạc từ tuần tới, và sau đó sẽ có mặt tại các showroom McLaren trên toàn thế giới vào cuối năm nay.

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 1
 
Phiên bản sản xuất của McLaren P1 gần như giống hệt với bản concept được hãng siêu xe này ra mắt tại Paris Motor Show 2012, chỉ có một vài chi tiết nhỏ về thiết kế xe được thay đổi trong khi vẫn giữ tất cả những công nghệ tiên tiến nhất lấy từ những chiếc xe Công thức 1.

Theo những thông tin chính thức vừa được McLaren công bố thì sẽ chỉ có 375 siêu xe McLaren P1 được xây dựng, biến siêu xe này thành một trong những chiếc xe độc và hiếm nhất thế giới.

Con số này nhiều gấp hơn ba lần so với người tiền nhiệm McLaren F1 huyền thoại từng được sản xuất, và ngày này bạn sẽ rất khó nhìn thấy một chiếc McLaren F1, trừ khi bạn đang sống ở London, Monaco hay Dubai.

Mức giá cơ bản của McLaren P1 là 866.000 Bảng – tương đương 1,31 triệu đô la Mỹ, tại châu Âu, McLaren P1 có giá cơ bản 1 triệu Euro, trong khi đó mức giá cơ bản của siêu xe này tại Mỹ là từ 1,15 triệu đô la. Đây là một mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên, theo những thông tin không chính thức được đăng tải trước đó thì tất cả lượng xe McLaren P1 đã có chủ.

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 2
 
Hãng siêu xe danh tiếng này cũng cho biết thêm, với mức giá đó, McLaren P1 sẽ có được những trang bị cao cấp và hiện đại nhất, McLaren cũng chuẩn bị sẵn những tùy chọn để khách hàng có thể cá nhân hóa chiếc xe của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn rất nhiều tiền để có thể bổ sung các tùy chọn cho McLaren P1.

Tốc độ tối đa được giới hạn ở 350 km/h

Về hiệu suất và tốc độ, McLaren P1 có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong chưa tới 3,0 giây, thêm 4,0 giây để siêu xe này có thể đạt tốc độ 200 km/h và mất 17 giây để tăng tốc từ 0-300 km/h. McLaren P1 tăng tốc từ 0-300 km/h nhanh hơn 5 giây so với người tiền nhiệm McLaren F1 huyền thoại. Tốc độ tối đa của siêu xe này được giới hạn ở 350 km/h. Tốc độ tối đa của McLaren P1 kém xa kỷ lục tốc độ 386 km/h mà huyền thoại McLaren F1 từng lập.

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 3
 
Về tốc độ, McLaren P1 không thể sánh với những Bugatti Veyron SuperSport, Koenigsegg Agera R hay những siêu xe nhanh nhất thế giới hiện nay. Nhưng đó không phải là mục tiêu mà McLaren P1 hướng tới, mục tiêu của McLaren P1 là trở thành siêu xe nhanh nhất trên đường đua cũng như trên đường phố.

Như đã công bố trước đó, McLaren P1 sẽ được trang bị hệ thống động cơ hybrid, với một động cơ tăng áp V8 và một động cơ điện. Hệ thống động cơ này mang tới khả năng phản ứng tốt nhất với từng tác động từ chân ga, đồng thời mang tới cảm giác lái tuyệt vời, cùng hiệu quả sử dụng nhiên liệu tốt nhờ nhiều chế độ hoạt động khác nhau. McLaren P1 có thể hoạt động bằng động cơ điện độc lập, động cơ xăng độc lập, và kết hợp cả hai động cơ.

Hệ thống động cơ hybrid trên McLaren P1 có công suất tối đa 916 mã lực, momen xoắn cực đại 900 Nm. Động cơ điện được gắn trực tiếp vào động cơ xăng, và tấn cả sức mạnh được truyền qua hộp số ly hợp kép bảy cấp tới bánh xe phía sau.

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 4
 
Trong đó, động cơ xăng trên McLaren P1 là khối động cơ M838T V8 Twin-Turbocharged 3.8 lít được chế tạo bởi Ricardo và hiện đang được trang bị trên MP4-12C. Tuy nhiên, công suất tối đa lên tới 737 mã lực – tại 7.500 vòng/phút, momen xoắn cực đại 720 Nm – tại 4.000 vòng/phút. Động cơ điện trên McLaren P1 sinh ra công suất tối đa 179 mã lực, momen xoắn cực đại 260 Nm.

Những công nghệ tối tân

McLaren cho biết việc tăng cường động cơ điện cho phép hệ thống động cơ trên P1 có được nhiều tính năng hơn, giúp động cơ tăng áp trên siêu xe này hoạt động ổn định. Ngoài ra, hệ thống động cơ này còn giúp chiếc xe sang số nhanh hơn. Điều này đạt được nhờ việc tận dụng momen xoắn cực đại tức thời có được làm cho số vòng quay động cơ giảm một cách nhanh chóng và mang tới hiệu quả nhất để động cơ đạt tốc độ cần thiết cho việc sang số.

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 5
 
Sức mạnh có sẵn từ hệ thống động cơ hybrid trên McLaren P1 được tăng cường hơn nữa thông qua công nghệ DRS – Hệ thống giảm lực cản, và IPAS – Hệ thống hỗ trợ sức mạnh tức thời, được điều khiển thông qua nút bấm trên vô-lăng, hệ thống đang được trang bị trên chiếc xe Công thức 1 của McLaren giúp siêu xe P1 giảm lực cản.

Khả năng tăng tốc của McLaren P1 được gia tăng nhờ việc giảm lực cản cộng với hỗ trợ từ cánh gió phía sau tương tự như trên chiếc xe đua Công thức 1 McLaren MP4-28, giúp giảm lực cản tới 23%. Hệ thống này có thể được ngắt thông qua nút bấm trên vô-lăng, hoặc khi lái xe đạp phanh.
 
McLaren P1: Huyền thoại đương đại 6
 
Hệ thống phanh trên McLaren P1 được phát triển bởi Akebono, chuyên phát triển hệ thống phanh cho chiếc xe Công thức 1 của McLaren. Hệ thống phanh này gồm các đĩa phanh bằng carbon-ceramic mới lần đầu tiên được sử dụng trên một siêu xe thương mại. Không chỉ giúp kìm hãm cỗ máy tốc độ này, hệ thống phanh mới còn giúp chiếc xe có được hiệu quả sử dung nhiên liệu cao hơn, khả năng làm mát của hệ thống phanh này cũng tốt hơn.

Kết hợp với hệ thống phanh này là những chiếc lốp siêu dính Pirelli P-Zero Corsa. Nhóm nghiên cứu lốp xe tại Pirelli đã được tham gia vào suốt quá trình phát triển chiếc xe, và cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm có được từ việc sản xuất những chiếc lốp xe Công thức 1.

Chế tạo hoàn toàn từ sợi carbon

Toàn bộ khung gầm và thân siêu xe McLaren P1 được xây dựng từ chất liệu sợi carbon. Chiếc xe được xây dựng theo cấu trúc được McLaren gọi là MonoCage, cabin của McLaren P1 được xây dựng từ sợi carbon nguyên khối tạo thành một cái lồng an toàn cho những người ngồi trong xe. Cấu trúc MonoCage trên McLaren P1 không giống như cấu trúc MonoCell trên MP4-12C, cấu trúc này giúp luồng gió đi vào động cơ thông qua các hốc hút gió bên sườn xe và trên nóc xe nhiều hơn, tăng cường khả năng làm mát động cơ và các má phanh.

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 7
 
McLaren P1 mang thiết kế khí động lực học hoàn hảo, hệ số lực cản trên siêu xe này chỉ là 0,34, dù chiếc xe sinh ra áp lực xuống mặt đường tới 600 kg khi chiếc xe chạy ở tốc độ 320 km/h. Thiết kế khí động lực học của McLaren P1 có được một phần nhờ cánh gió lớn phía sau, cánh gió này có thể mở lên 30 cm để mang tới hiệu quả khí động lực học cao nhất.

Chất liệu sợi carbon có thể dễ dàng được thấy bên trong cabin của McLaren P1, cụm đồng hồ kỹ thuật số hoàn chỉnh lấy cảm hứng từ những chiếc xe đua cũng là điểm nhấn bên trong cabin McLaren P1. Màn hình này có nhiều chế độ hoạt động khác nhau, trong đó có chế độ đua, với những chiếc đèn chiếu sáng màu xanh lá cây, tiếp đó là màu đỏ và màu xanh dương. Những chiếc đèn ở số hiển thị giống như trên chiếc Công thức 1 của McLaren.

McLaren P1 chỉ có thiết kế hai chỗ ngồi, khác với thiết kế ba chỗ trên siêu xe McLaren F1 huyền thoại. Hệ thống pin lithium-ion nặng 90 kg của McLaren P1 được đặt giữa cabin và khoang động cơ của siêu xe này.

Chỉ có một thay đổi giữa phiên bản sản xuất và bản concept

Về kiểu dáng, sau khi McLaren P1 được ra mắt tại Paris Motor Show 2012, siêu xe này được đưa đi khắp thế giới để thực hiện những màn ra mắt với các khách hàng tiềm năng, và phần lớn trong số những khách hàng tiềm năng không muốn có thay đổi về thiết kế của P1.

Vì vậy, một điều lạ nhưng hợp lý là kiểu dáng của McLaren P1 có rất ít thay đổi so với bản concept. Trên thực tế, chỉ có một thay đổi ở các hốc hút gió làm mát các má phanh phía trước, giúp tăng cường khả năng làm mát và tối ưu hóa tính khí động lực học cho siêu xe này.

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 8

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 9

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 10

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 11

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 12

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 13

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 14

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 15

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 16

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 17

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 18

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 19

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 20

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 21

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 22

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 23

McLaren P1: Huyền thoại đương đại 24

Tổng hợp