Những chiếc Hyundai Santa Fe lắp ráp tại Việt Nam không được trang bị đầy đủ các tính năng an toàn chủ động như phiên bản cao cấp tại Hàn Quốc, bao gồm cảnh báo điểm mù, cảm biến trước hay cảnh báo làn đường. Để giải quyết sự thiếu sót này, anh Cường, một người sử dụng Santa Fe tại Hà Nội đã tìm lắp thiết bị chính hãng cho chiếc xe của mình.

Anh Cường lắp bộ cảnh báo điểm mù (BSD), gồm cả cảnh báo giao thông cắt ngang phía sau và cảm biến trước tại LEDtech. Thiết bị chính hãng Mobis của Hyundai được thiết kế riêng cho những chiếc xe của hãng.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 1.

Chiếc Santa Fe lắp ráp trong nước được anh Cường lắp thêm trang bị an toàn chủ động chính hãng.

Với bộ cảnh báo làn đường (LCA), anh Cường cho biết do phải thay cả kính chắn gió trước nên vẫn cân nhắc. Kính gốc của xe lắp ráp có khoảng tối phía trên, sẽ che mắt camera nên không quét hiệu quả được. Nếu thay, chiếc Santa Fe này sẽ được đặt bộ kính từ Hyundai Hàn Quốc về.

"BSD rất đáng nâng cấp để đảm bảo an toàn"

Anh Cường đánh giá bộ BSD cho Santa Fe là rất an toàn. Nhiều tính huống chuyển làn khi nhìn vào gương không thấy xe đâu, trong khi xe lại báo bằng đèn và những tiếng kêu "bíp bíp" để nhắc nhở tài xế. Đây là trường hợp có phương tiện phía sau vượt lên nhưng nằm ngoài tầm quan sát của gương chiếu hậu, trong khu vực gọi là điểm mù.

Hệ thống chỉ phát tiếng kêu "bíp" khi xe đang bật xi-nhan, tức nhận biết tài xế có ý định chuyển làn nhưng chưa đủ điều kiện an toàn. Nếu di chuyển thẳng, xe sẽ báo đèn trên gương chiếu hậu mà không có tiếng kêu.

"Thiết bị phát/nhận ra-đa có thể nhận biết được tốc độ xe di chuyển đến. Nếu xe phía sau có vận tốc lớn hơn xe mình, BSD sẽ nhận ra xe đó có dấu hiệu vượt và cảnh báo. Sóng ra-đa quét liên tục theo dạng hình quạt ở phía sau xe," anh Chiến, Giám đốc LEDtech, cho biết.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 2.

Nơi phát tín hiệu ra-đa của hệ thống cảnh báo điểm mù trên xe Hyundai.

Trong bộ BSD có tính năng cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau. Thử một tình huống thực tế lùi xe từ trong ngõ ra với xe tải đỗ khuất tầm nhìn, hệ thống BSD của Santa Fe vẫn quét được có xe máy đang tiến đến. Đèn báo trên gương sáng, còn màn hình phía trước tài xế hiện hướng phương tiện đang di chuyển là từ bên phải sang. Mắt thường không thể nhận biết được điều này bởi xe tải đã chắn tầm nhìn.

Ngoài BSD, anh Cường có lắp thêm cảm biến trước chính hãng, báo trực quan khoảng cách trên màn hình ở cụm đồng hồ. Cảm biến này chỉ kích hoạt tự động ở chế độ lùi và bật thủ công khi xe di chuyển tiến với vận tốc dưới 20 km/h. Sỡ dĩ nhà sản xuất để bật thủ công khi đang ở số D là để tránh trường hợp tắc đường, cảm biến sẽ báo bằng tiếng kêu liên tục gây khó chịu cho tài xế.

"Tôi là người chú trọng sự an toàn của xe và những gì mà chiếc xe phục vụ mình trong khoang lái. Bỏ thêm vài chục triệu để nâng cấp thì đây là những trang bị đáng tiền và quan trọng nhất trên Santa Fe," anh Cường chia sẻ.

Thử nghiệm BSD và cảm biến trước trên Hyundai Santa Fe lắp ráp trong nước. Video: Trần Đức.

Ngoài bộ này, anh Cường còn lắp thêm cảm biến áp suất lốp Mobis và hệ thống làm mát, sưởi ghế. Với thiết bị chính hãng, áp suất từng lốp được báo trực tiếp trên màn hình của xe. Chi phí cho cảnh báo điểm mù là 28 triệu đồng, thêm cảm biến trước 10 triệu đồng.

Quá trình lắp đặt BSD và LCA chính hãng lên xe Hyundai Santa Fe CKD

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 4.

Thiết bị nhận diện điểm mù chính hãng của Hyundai Hàn Quốc.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 5.

Bộ phận phát tín hiệu ra-đa.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 6.

Tháo cản sau chiếc Hyundai Santa Fe.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 7.

Gắn vào phía trong cản xe.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 8.

Thay mặt gương mới có tích hợp đèn báo.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 9.

Trong xe có thêm nút bật/tắt BSD.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 10.

Bộ phận nhận diện làn đường nếu lắp thêm trên xe.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 11.

Sau khi ướm thử, bộ phận này không phù hợp với kính lái chiếc Santa Fe CKD nên anh Cường tạm thời chờ, chưa lắp.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 12.

Nếu lắp hoàn chỉnh, thiết bị sẽ được giấu kín trong ốp nhựa.

Thiết bị BSD "giá rẻ" thay thế có ưu/nhược gì?

Ngoài bộ cảnh báo điểm mù chính hãng Mobis, trên thị trường còn loại chất lượng thấp hơn đến từ nhà sản xuất thứ 3 với tên gọi Kabis. Loại này cũng có xuất xứ từ Hàn Quốc nhưng cấu tạo khác so với hàng của Hyundai sản xuất.

Người dùng Hyundai Santa Fe CKD lắp thêm công nghệ đã bị cắt bỏ: Đáng nâng cấp - Ảnh 13.

Chiếc Tucson lắp bộ cảnh báo điểm mù Kabis. Chỉ khi sử dụng mới nhận ra khác biệt.

Anh Chiến cho biết nhược điểm của loại này là không dùng sóng ra-đa quét liên tục như hàng chính hãng nên không nhận biết được tốc độ xe phía sau là bao nhiêu, để xác định được xe có thực sự vượt hay không. Bộ của Kabis đơn giản chỉ sử dụng cảm biến để nhận diện xe trong một vùng nhất định phía hông. Giá thiết bị Kabis cũng thấp hơn nhiều so với Mobis.

Ảnh: Trần Đức