Ngoài thông tin nói trên, Tesla cũng cho biết hệ thống đã đưa ra tín hiệu cảnh báo cho người lái, đồng thời yêu cầu đặt tay lên điều khiển vô lăng trước thời điểm xảy ra vụ va chạm nhưng người lái (hiện đã tử vong) không phản ứng lại.

"Người lái có hơn 5 giây và tầm nhìn không bị cản trở lên tới 150 m trước mặt của hàng ngăn bê tông nhưng dữ liệu thu được từ chiếc Model X cho thấy không có hành động can thiệp nào xảy ra", Tesla cho biết. Dù vậy họ cũng không lý giải nguyên nhân vì sao Autopilot cũng... không phát hiện được rào ngăn này.

Người lái chiếc Model X là ông Wei Huang 38 tuổi, tử vong sau khi được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Trước khi gặp tai nạn ông là kỹ sư phần mềm của Apple, mới nhận việc từ tháng 11/2017.

Hệ thống tự lái trên Model X hoạt động bình thường trước khi gây tai nạn chết người, Tesla lâm nguy - Ảnh 1.

Một tai nạn tương tự xảy ra với chiếc Model S vào tháng 5/2017 cũng đã khiến người ngồi trong xe thiệt mạng.

Hiện Cục An toàn Giao thông đường bộ Mỹ NHTSA cùng Ủy ban An toàn giao thông Mỹ đang tiến hành điều tra vụ việc.

Hệ thống tự lái Autopilot của Tesla cho phép người lái bỏ tay ra khỏi vô lăng trong thời gian nhất định ở một số điều kiện vận hành tiêu chuẩn. Sau khá nhiều tai nạn nhỏ có, lớn có, hãng xe điện Mỹ đã yêu cầu người sử dụng Autopilot luôn sẵn sàng chiếm lại quyền điều khiển bất cứ lúc nào nhưng vẫn có nhiều khách hàng của họ chủ quan. 

Trong tháng 5 năm ngoái, 1 tai nạn tương tự xảy ra với một chiếc Model S cũng đã khiến người lái thiệt mạng. Trong tháng 1 vừa rồi một chiếc xe Tesla đang bật Autopilot khác đã đâm vào xe cứu hỏa tại California. Vụ việc vẫn đang được điều tra.

Việc tai nạn lần này xảy ra đồng thời điểm với tai nạn chết người của Uber vô hình chung cuốn Tesla vào vòng xoáy của sự kiện. Giờ, hãng xe điện Mỹ đang bị "soi" rất gắt gao bởi cả các cơ quan hành pháp và người tiêu dùng trên toàn cầu.


Ảnh: Autonews