Tất cả các hãng xe tại Việt Nam từ xe ô tô, xe máy và cho đến cả xe điện, xe máy điện đều đang loay hoay tìm lời giải cho bài toàn "nội địa hoá" để có thể tối ưu chi phí và tối đa lợi nhuận cũng như mang lại mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng trong nước nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để tương lai phát triển xuất khẩu ra các nước bạn.

Gian nan nội địa hoá cho xe Việt - Ảnh 1.

Nội địa hoá các mẫu xe vẫn đang là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp.

Và thực tế của nền công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam đang là một bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp bởi không có quá nhiều đối tác trong nước để lựa chọn khi muốn tìm nhà cung cấp các bộ phận, chi tiết phục vụ cho việc sản xuất lắp ráp các mẫu xe nội địa hoá.

Điển hình như nhà sản xuất xe điện, xe máy điện PEGA đã phải mất 2 năm để có thể tìm được nhà cung cấp linh phụ kiện cho mình ngay tại Việt Nam. Và cho đến nay, PEGA cũng mới chỉ đạt được tỉ lệ nội địa hoá trên tổng các chi tiết là 35% (thực tế trên tổng giá trị xe là 85%).

Gian nan nội địa hoá cho xe Việt - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Huy - trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH cơ khí Chính xác VPMS- trả lời phỏng vấn báo chí.

Nguyên nhân ban đầu được cho là do các nhà cung cấp tại Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp thế nhưng trong thực tế ông Nguyễn Xuân Huy - trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH cơ khí Chính xác VPMS - lại cho rằng hầu hết các yêu cầu của các doanh nghiệp đều có thể được đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thiết kế nhưng mức giá đưa ra của các doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam lại thường cao hơn các đối tác đến từ Trung Quốc. Bên cạnh đó,  một số chi tiết kỹ thuật hiện nay phía Việt Nam chưa thể gia công số lượng lớn được như Trung Quốc do đó dẫn đến tăng chi phí và ảnh hưởng đến giá thành cũng như sức cạnh tranh của mình tại ngay thị trường sân nhà.

Gian nan nội địa hoá cho xe Việt - Ảnh 3.

Khung xe điện được chế tạo hoàn toàn tại Việt Nam với thiết kế riêng dành cho xe điện PEGA.

Thế nhưng lợi thế của các doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam lại ở chất lượng sản phẩm ổn định hơn. Chính vì thế, ông Huy cho biết đối tác chính của công ty VPMS vẫn là những thương hiệu lâu năm như Yamaha, Honda và hiện nay là doanh nghiệp xe điện trong nước PEGA.

Ngay cả CEO của PEGA - ông Lê Hoàng Long - cũng chia sẻ rằng "Việt Nam đang có cơ hội và khả năng sản xuất xe hai bánh tốt nhất thế giới. Chúng tôi muốn phát huy lợi thế này, đẩy nhanh quá trình nội địa hóa, để mang tới các sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến người Việt nói riêng và tiến xa hơn trên thị trường toàn cầu."

Gian nan nội địa hoá cho xe Việt - Ảnh 4.

Nhiều công ty sản xuất phụ trợ tại Việt Nam cũng đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Để nền sản xuất xe máy trong nước được phát triển, trong thời gian tới sẽ cần thêm nhiều sự đầu tư cũng như sự kết hợp của các công ty sản xuất phụ trợ, linh kiện cùng các doanh nghiệp, hãng xe để đẩy mạnh được quy mô sản xuất cũng như đa dạng hoá các mặt hằng nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng, tối ưu chi phí, giảm giá thành.

Gian nan nội địa hoá cho xe Việt - Ảnh 5.

Nhân công tại Việt Nam được đánh giá có chất lượng lao động thuộc loại tốt trong khu vực.

Có như vậy thì nền công nghiệp xe nói chung tại Việt Nam và nền công nghiệp phụ trợ nói riêng mới có thể phát triển và dần dần phát triển đủ để xuất khẩu ra ngước ngoài.