Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 1.

Thời gian gần đây, trên cầu Trắng, quận Hà Đông, đoạn gần ngã tư Trần Phú – Thanh Bình – Phùng Hưng đã trở thường xuyên xảy ra một số vụ phương tiện giao thông đâm lên dải phân cách cố định giữa cầu.

Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 2.

Cụ thể, khoảng 8h sáng này 27/2, một xe ô tô mang BKS 29D-052.85 lưu thông theo hướng Thanh Xuân – Hà Đông đã mất lái đâm lên dải phân cách cố định ở giữa cầu. Rất may, lúc xảy sự việc lưu lượng giao thông vắng nên không có thương vong về người.

Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 3.

Trước đó, khoảng 3h ngày 26/2, một ô tô lưu thông theo hướng này cũng đâm vào dải phân cách. Nguồn: otofun)

Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 4.

Sau sự việc xe ô tô đâm phải dải phân cách sáng ngày 27/2, cơ quan chức năng đã lắp đặt cột mốc có sơn phản quang. Tuy nhiên, theo một số người dân cho biết trước đây cũng có cột mốc như vậy nhưng sau đó chúng lại bị phương tiện húc đổ do tầm nhìn thấp.

Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 5.

Nguyên nhân được xác định là do mặt đường hẹp, trong khi đó gờ phân cách không có biển báo. Bên cạnh đó, gờ phân cách này rất thấp, khi lượng xe cộ qua lại đông làm hạn chế tầm nhìn.

Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 6.

Hai gờ phân cách dài khoảng 50m dọc theo chiều dài của cầu, có chiều cao tại điểm cao nhất là gần 30cm, rộng khoảng 20cm.

Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 7.

Việc đặt gờ phân cách như vậy khiến việc lưu thông của các phương tiện. Một số trường hợp va chạm giữa các phương tiện đi làn trong và ngoài khi có phương tiện rẽ vào đường Phùng Hưng hoặc lưu thông từ đường Thanh Bình, Trần Phú vào cầu.

Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 8.

Người dân sinh sống tại khu vực này cho hay, khi xây dựng đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, đơn vị thi công dựng "lô cốt" khiến diện tích đường thu hẹp, việc phương tiện đâm lên dải phân cách thường xuyên xảy ra.

Con lươn bẫy xe trên cầu Trắng - Hà Đông - Ảnh 9.

Nhiều ý kiến cho rằng, hai gờ phân cách này có chức năng gắn kết hai phần làn đường trên cầu nên rất khó để xóa bỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hai gờ phân cách này không còn phù hợp với điều kiện giao thông hiện nay, gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông qua khu vực. Do đó, các cơ quan quản lý, xây dựng hạ tầng giao thông cần có biện pháp khắc phục đối với tính chất nguy hại của hai "con lươn" này.