Có lẽ trong chúng ta đã không ít lần rơi vào tình cảnh đang dừng xe ở ngã tư, đèn đỏ còn 10 giây nhưng các xe sau đã bấm còi hối thúc vô tội vạ. Nếu kém may mắn, bạn sẽ gặp tình huống này hàng ngày, mỗi ngày thậm chí… vài lần và quả thực bạn phải có thần kinh thép nếu bị như vậy mà… huyết áp không tăng.

Càng bấm còi đèn đỏ càng lâu: Phương thức đào tạo văn hóa hay đang được Ấn Độ áp dụng - Ảnh 1.

Tại Mumbai, Ấn Độ, người tham gia giao thông có xu hướng… bóp còi vô tội vạ không vì bất kỳ lý do gì, dù ở ngã tư hay giữa đường cũng vậy. Cũng bởi yếu tố trên mà thành phố gần 19 triệu dân này ô nhiễm tiếng ồn ở mức khủng khiếp, khiến cảnh sát giao thông trong khu vực phải tìm ra giải pháp hạn chế tình trạng "phá còi" của người dân và hướng đi được họ đưa ra vô cùng sáng tạo nhưng cũng hứa hẹn không kém hiệu quả.

Cụ thể, mỗi lần bất cứ ai tại ngã tư bóp còi có âm lượng trên 85 decibel bị cảm ứng âm thanh tích hợp vào cột đèn tại đó bắt được, đèn đỏ tại đó sẽ kéo dài thêm cho tới khi toàn bộ khu vực này "im hơi lặng tiếng".

"Bấm còi càng nhiều chờ càng lâu" - Giải pháp giao thông sáng tạo mà hiệu quả của Ấn Độ

Để cảnh báo người dân về thay đổi này, cảnh sát Mumbai đã thực hiện thử nghiệm trước công nghệ trên tại một số khu vực vào tháng 12 năm ngoái, sau đó quay video lại hướng dẫn người dân. Mỗi ngã tư cũng sẽ đều có biển báo hiệu hoặc thậm chí ngay hệ thống đèn sẽ hiển thị dòng chữ "Honk More Wait More" – "Bấm còi càng nhiều chờ càng lâu" cho những ai ít quan tâm tới tin tức trên mạng.

Theo chia sẻ của cảnh sát giao thông Mumbai, tình hình tại thành phố này từ đầu năm 2020 tới nay đã trở nên "dễ chịu" hơn rất nhiều và nhiều khu vực khác tại Ấn Độ cũng đang triển khai nhân rộng mô hình trên.

Tham khảo: Motor Trend

Càng bấm còi đèn đỏ càng lâu: Phương thức đào tạo văn hóa hay đang được Ấn Độ áp dụng - Ảnh 3.