Một trong những điều thú vị nhất của đi du lịch chính là khám phá những nét văn hóa và tập quán địa phương mới. Bên cạnh đó, du khách cũng nên tìm hiểu những luật lệ đặc thù tại nơi mình đến để tránh gặp rắc rối với lực lượng chức năng địa phương. Dưới đây là một số luật giao thông kỳ quặc nhất trên thế giới mà các bạn có thể tìm hiểu để không vướng vào rắc rối khi đi du lịch.

Muốn mặc bikini khi lái ô tô thì phải mang theo vũ khí

Để tự vệ, các cô gái phải mang theo vũ khí khi mặc bikini và lái ô tô tại Kentucky, Mỹ. Ảnh minh họa

Để tự vệ, các cô gái phải mang theo vũ khí khi mặc bikini và lái ô tô tại Kentucky, Mỹ. Ảnh minh họa

Tại Mỹ, mỗi bang đều có những quy định và luật lệ riêng, ví dụ như Kentucky. Khi đến bang Kentucky của Mỹ, nếu muốn mặc bikini và lái ô tô, bạn phải mang theo vũ khí để tự bảo vệ bản thân. Nếu không có vũ khí phòng thân, bạn phải đi cùng với 2 nhân viên cảnh sát.

Thoải mái khỏa thân khi lái xe

Những người thích cảm giác khỏa thân để hòa mình vào thiên nhiên nên ghé thăm nước Đức. Tại đây, xe hơi được coi là “chốn riêng tư” nên bạn có thể thoải mái khỏa thân khi lái ô tô. Tuy nhiên, nếu dính vào một vụ tai nạn khi đang khỏa thân và chân không đi giày dép, bạn có nguy cơ bị mất tiền bảo hiểm.

“Đi theo tiếng gọi của thiên nhiên” ngay bên lề đường

Tại Anh, người lái ô tô không cần phải đến các trạm nghỉ chân mới được đi tiểu. Thay vào đó, bạn có thể đi tiểu ngay ở lề đường mà không lo bị phạt. Tất nhiên, cái gì cũng có quy định cụ thể, kể cả việc đi tiểu bên đường. Theo quy định tại Anh, bạn chỉ có thể đi tiểu bên đường mà không bị phạt khi đứng cạnh bánh sau và chạm tay phải vào xe.

Chở khỉ đột trong ô tô

Người lái có thể chở theo khỉ đột khi di chuyển bằng ô tô tại bang Massachusetts, Mỹ.

Người lái có thể chở theo khỉ đột khi di chuyển bằng ô tô tại bang Massachusetts, Mỹ. Ảnh minh họa

Được phép chở khỉ đột trên ô tô là một luật giao thông kỳ quặc khác ở Mỹ, cụ thể tại bang Massachusetts. Tuy nhiên, người Mỹ chỉ có thể chở khỉ đột ở ghế phụ lái nếu không muốn bị phạt. Bạn sẽ nhận phiếu phạt nếu chở khỉ đột ở hàng ghế sau của ô tô.

Thắt dây an toàn cho cún cưng

Cún cưng cũng phải được thắt dây an toàn. Ảnh minh họa

Cún cưng cũng phải được thắt dây an toàn. Ảnh minh họa

Tại Ý, người lái muốn đưa cún cứng đi cùng bằng ô tô thì phải thắt dây an toàn cho người bạn 4 chân. Trong khi đó, tại Đức, chó và những thú nuôi khác bị coi như hàng hóa. Chính phủ Đức không đưa ra luật an toàn khi chở thú nuôi như thắt dây an toàn. Tuy nhiên, người lái phải đảm bảo thú nuôi không bị trượt hoặc rơi khỏi xe.

Nhường đường cho lạc đà

Ô tô cũng phải nhường đường cho lạc đà. Ảnh minh họa

Ô tô cũng phải nhường đường cho lạc đà. Ảnh minh họa

Tại Các tiểu vương quốc Ả-Rập Thống Nhất, lạc đà là một phương tiện di chuyển rất phổ biến. Không những thế, lạc đà còn được ưu tiên khi đi lại trên đường. Do đó, tại Các tiểu vương quốc Ả-Rập Thống Nhất, người lái ô tô phải nhường đường cho lạc đà.

Du khách bị cấm lái xe

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đông dân cư và rất nhiều xe cộ. Tuy nhiên, du khách lại bị cấm lái ô tô khi đến Trung Quốc. Chỉ người dân địa phương có quốc tịch Trung Quốc mới được lái xe. Do đó, du khách buộc phải sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và taxi khi đến thăm Trung Quốc. Ngoài ra, các du khách có thể thuê xe kèm người lái để di chuyển tại Trung Quốc.

Mua bảo hiểm phòng thiên tai

Với nhiều dãy núi lửa và suối nước nóng, Iceland là một địa điểm du lịch được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, những khu vực có thể lái ô tô đến chỉ chiếm một nửa diện tích Iceland và thiên tai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do đó, các công ty cho thuê xe tại Iceland luôn khuyến khích du khách mua bảo hiểm ô tô để đề phòng hư hỏng do thiên tai như núi lửa phun trào hoặc gió lốc.

Xe không được đổ đầy nhiên liệu

Vì lý do an toàn, người lái xe tại Croatia bị cấm sử dụng ô tô được đổ đầy bình nhiên liệu. Bên cạnh đó, chính phủ Croatia còn yêu cầu người lái có sẵn một cặp bóng đèn pha dự trữ trong xe. Đây là quy định được áp dụng cả tại Cộng hòa Séc.

Cảnh sát tự ước lượng tốc độ của xe để ghi vé phạt

Cảnh sát Áo tự ước lượng tốc độ để ghi vé phạt. Ảnh minh họa

Cảnh sát Áo tự ước lượng tốc độ để ghi vé phạt. Ảnh minh họa

Tại Áo, ở khu vực giới hạn tốc độ dưới 30 km/h, cảnh sát giao thông được quyền tự mình ước lượng tốc độ của một chiếc xe. Điều này đồng nghĩa với việc người lái có thể phải nhận vé phạt chạy quá tốc độ dù không hề có camera bắn tốc độ tại khu vực đó. Tùy thuộc vào nhận định của cảnh sát, người lái có thể phải nhận vé phạt ngay cả khi chạy ở dưới tốc độ quy định.