Christopher Herwig là một nhiếp ảnh gia người Canada đã dành gần 15 năm để ghi lại hình ảnh những nhà chờ xe buýt còn sót lại từ thời Liên Xô cũ. Nhà chờ xe buýt trong hình ảnh trên nằm ở thị trấn Gagra của Abkhazia và là tác phẩm của họa sỹ Zurab Tsereteli. Về sau, ông Tsereteli đã trở thành chủ tịch Học viện Nghệ thuật Nga.

Christopher Herwig là một nhiếp ảnh gia người Canada đã dành gần 15 năm để ghi lại hình ảnh những nhà chờ xe buýt còn sót lại từ thời Liên Xô cũ. Nhà chờ xe buýt trong hình ảnh trên nằm ở thị trấn Gagra của Abkhazia và là tác phẩm của họa sỹ Zurab Tsereteli. Về sau, ông Tsereteli đã trở thành chủ tịch Học viện Nghệ thuật Nga.


Lại một nhà chờ xe buýt nữa do họa sỹ Tsereteli tạo ra nhưng nằm ở Pitsunda của Abkhazia. Nhiếp ảnh gia Herwig đã từng liên lạc với họa sỹ Tsereteli để hỏi về những nhà chờ xe buýt nhưng giống tác phẩm nghệ thuật của ông. Khi được hỏi vì sao những nhà chờ xe buýt này đều không dùng mái che thông thường, họa sỹ Tsereteli nói: “Trông cũng giống mái che mà. Tôi không quan tâm có mái che hay không. Tôi là một họa sỹ”.

Lại một nhà chờ xe buýt nữa do họa sỹ Tsereteli tạo ra nhưng nằm ở Pitsunda của Abkhazia. Nhiếp ảnh gia Herwig đã từng liên lạc với họa sỹ Tsereteli để hỏi về những nhà chờ xe buýt nhưng giống tác phẩm nghệ thuật của ông. Khi được hỏi vì sao những nhà chờ xe buýt này đều không dùng mái che thông thường, họa sỹ Tsereteli nói: “Trông cũng giống mái che mà. Tôi không quan tâm có mái che hay không. Tôi là một họa sỹ”.


Một nhà chờ xe buýt độc đáo ở Charyn, Kazakhstan. “Điều kỳ lạ là những nhà chờ xe buýt mà tôi thực sự thích lại nằm ở nơi đồng không mông quạnh. Điều đó khiến tôi băn khoăn không biết vì sao lại có nhà chờ xe buýt ở đây”, ông Herwig tiết lộ. “Đôi khi, xung quanh nhà chờ xe buýt chỉ là những con đường đầy bụi đất. Không có những con đường khác hay nhà cửa”.

Một nhà chờ xe buýt độc đáo ở Charyn, Kazakhstan. “Điều kỳ lạ là những nhà chờ xe buýt mà tôi thực sự thích lại nằm ở nơi đồng không mông quạnh. Điều đó khiến tôi băn khoăn không biết vì sao lại có nhà chờ xe buýt ở đây”, ông Herwig tiết lộ. “Đôi khi, xung quanh nhà chờ xe buýt chỉ là những con đường đầy bụi đất. Không có những con đường khác hay nhà cửa”.


Nhà chờ xe buýt có tượng chú chim rất lớn ở Karakol, Kazakhstan. “Ở Kazakhstan, có nhà chờ xe buýt không nằm gần bất kỳ thứ gì. Thứ gần nhất là một nhà chờ xe buýt khác”, nhiếp ảnh gia người Canada cho biết. “Cả hai nhà chờ xe buýt đều mới được sơn lại, chứng tỏ vẫn có người quan tâm đến chúng”.

Nhà chờ xe buýt có tượng chú chim rất lớn ở Karakol, Kazakhstan. “Ở Kazakhstan, có nhà chờ xe buýt không nằm gần bất kỳ thứ gì. Thứ gần nhất là một nhà chờ xe buýt khác”, nhiếp ảnh gia người Canada cho biết. “Cả hai nhà chờ xe buýt đều mới được sơn lại, chứng tỏ vẫn có người quan tâm đến chúng”.


Theo ông Herwig, các nhà chờ xe buýt nằm xa xôi ở Kazakhstan dường như có cả chức năng xã hội. Ông đã nhìn thấy những chai bia xung quanh nhà chờ xe buýt ở Taraz, Kazakhstan. “Ai đó đã ghé qua nhà chờ xe buýt này và uống bia khiến tôi cảm thấy tò mò. Có vẻ như người này không đi bộ mà lái ô tô đến nhà chờ xe buýt. Như vậy, nhà chờ xe buýt đã trở thành một nơi để họ nghỉ ngơi”, ông Herwig giải thích.

Theo ông Herwig, các nhà chờ xe buýt nằm xa xôi ở Kazakhstan dường như có cả chức năng xã hội. Ông đã nhìn thấy những chai bia xung quanh nhà chờ xe buýt ở Taraz, Kazakhstan. “Ai đó đã ghé qua nhà chờ xe buýt này và uống bia khiến tôi cảm thấy tò mò. Có vẻ như người này không đi bộ mà lái ô tô đến nhà chờ xe buýt. Như vậy, nhà chờ xe buýt đã trở thành một nơi để họ nghỉ ngơi”, ông Herwig giải thích.


Một nhà chờ xe buýt cũ nát ở Saratak, Armenia. Trên đường chụp ảnh, ông Herwig đã bị nhiều người dân địa phương hiểu nhầm mục đích. Đôi khi, người dân địa phương buộc tội ông Herwig là chế nhạo nhà chờ xe buýt của họ.

Một nhà chờ xe buýt cũ nát ở Saratak, Armenia. Trên đường chụp ảnh, ông Herwig đã bị nhiều người dân địa phương hiểu nhầm mục đích. Đôi khi, người dân địa phương buộc tội ông Herwig là chế nhạo nhà chờ xe buýt của họ.


“Nhiều người nghĩ nhà chờ xe buýt là một thứ gì đó kinh tởm. Một số người đã vứt rác hoặc đi vệ sinh trong nhà chờ xe buýt. Ngoài ra, phần lớn những nhà chờ xe buýt còn sót lại từ thời Liên Xô đều trong tình trạng xuống cấp”, ông Herwig nói. “Động cơ của tôi khi ghi lại hình ảnh những nhà chờ xe buýt này khá chân thật. Tôi nghĩ nhà chờ xe buýt là một phần tích cực của lịch sử, không chỉ thú vị mà còn đẹp và sáng tạo nữa”. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Saratak, Armenia.

“Nhiều người nghĩ nhà chờ xe buýt là một thứ gì đó kinh tởm. Một số người đã vứt rác hoặc đi vệ sinh trong nhà chờ xe buýt. Ngoài ra, phần lớn những nhà chờ xe buýt còn sót lại từ thời Liên Xô đều trong tình trạng xuống cấp”, ông Herwig nói. “Động cơ của tôi khi ghi lại hình ảnh những nhà chờ xe buýt này khá chân thật. Tôi nghĩ nhà chờ xe buýt là một phần tích cực của lịch sử, không chỉ thú vị mà còn đẹp và sáng tạo nữa”. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Saratak, Armenia.


Đây là một nhà chờ xe buýt khá đơn giản ở Shklov, Ukraine. “Tôi đến các đất nước vùng Trung Á như Armenia, Moldova và Ukraine, chỉ để tìm kiếm những nhà chờ xe buýt như thế này. Tôi thường bắt xe tới một vùng mà tôi tin rằng sẽ có nhà chờ xe buýt đẹp”, ông Herwig chia sẻ. “Sau đó, tôi sẽ thuê taxi trong 1 hoặc vài ngày. Người lái taxi thường có phản ứng giống nhau khi biết mục đích của tôi. Họ sẽ hỏi tôi làm thế để làm gì”.

Đây là một nhà chờ xe buýt khá đơn giản ở Shklov, Ukraine. “Tôi đến các đất nước vùng Trung Á như Armenia, Moldova và Ukraine, chỉ để tìm kiếm những nhà chờ xe buýt như thế này. Tôi thường bắt xe tới một vùng mà tôi tin rằng sẽ có nhà chờ xe buýt đẹp”, ông Herwig chia sẻ. “Sau đó, tôi sẽ thuê taxi trong 1 hoặc vài ngày. Người lái taxi thường có phản ứng giống nhau khi biết mục đích của tôi. Họ sẽ hỏi tôi làm thế để làm gì”.


Ngày hoàng kim của nhà chờ xe buýt thời Liên Xô đã biến mất cùng với thể chế chính trị cũ. Thế nhưng, vẫn có ít nhất một nhà thiết kế tên là Arman Sardarov ở Belarus tạo ra hàng trăm nhà chờ xe buýt khác trong thập niện ’70-’80. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Haradok, Belarus.

Ngày hoàng kim của nhà chờ xe buýt thời Liên Xô đã biến mất cùng với thể chế chính trị cũ. Thế nhưng, vẫn có ít nhất một nhà thiết kế tên là Arman Sardarov ở Belarus tạo ra hàng trăm nhà chờ xe buýt khác trong thập niện ’70-’80. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Haradok, Belarus.


“Tôi đã gặp Sardarov vào hồi tháng 5 năm nay và ông ấy vẫn chưa nghỉ hưu”, nhiếp ảnh gia người Canada kể. “Tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng một số nhà chờ xe buýt mới của Sardarov, chúng rất thú vị. Tuy nhiên, Sardarov không có nhiều tiền và thời gian để tự mình xây dựng hết những nhà chờ xe buýt này. Ông ấy đã nhờ học sinh sơn các nhà chờ xe buýt. Thành quả cuối cùng khá ấn tượng”. Nhà chờ xe buýt tại Gali, Belarus, trong ảnh là một ví dụ điển hình.

“Tôi đã gặp Sardarov vào hồi tháng 5 năm nay và ông ấy vẫn chưa nghỉ hưu”, nhiếp ảnh gia người Canada kể. “Tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng một số nhà chờ xe buýt mới của Sardarov, chúng rất thú vị. Tuy nhiên, Sardarov không có nhiều tiền và thời gian để tự mình xây dựng hết những nhà chờ xe buýt này. Ông ấy đã nhờ học sinh sơn các nhà chờ xe buýt. Thành quả cuối cùng khá ấn tượng”. Nhà chờ xe buýt tại Gali, Belarus, trong ảnh là một ví dụ điển hình.


Ông Herwig thích những nhà chờ xe buýt có thiết kế kỳ dị, phần lớn đều được tìm thấy ở Abkhazia. 

Ông Herwig thích những nhà chờ xe buýt có thiết kế kỳ dị, phần lớn đều được tìm thấy ở Abkhazia. 


Một nhà chờ xe buýt khá rộng ở Yerevan, Armenia. “Điều tuyệt nhất ở các nhà chờ xe buýt là chúng trông có vẻ ngẫu nhiên nhưng kỳ thực lại có chủ đề”, ông Herwig nói.

Một nhà chờ xe buýt khá rộng ở Yerevan, Armenia. “Điều tuyệt nhất ở các nhà chờ xe buýt là chúng trông có vẻ ngẫu nhiên nhưng kỳ thực lại có chủ đề”, ông Herwig nói.


“Ví dụ, ở Armenia, nhiều nhà chờ xe buýt được xây dựng từ bê tông thô và nặng”, ông Herwig nói rõ hơn. “Tuy nhiên, đôi khi, nhà chờ xe buýt lại trông thật nhẹ nhàng với nhiều chi tiết nhô ra. Các kiến trúc sư chắc hẳn đã muốn chứng tỏ sự sáng tạo của mình”. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt với phần mái nhọn ở Saratak, Armenia.

“Ví dụ, ở Armenia, nhiều nhà chờ xe buýt được xây dựng từ bê tông thô và nặng”, ông Herwig nói rõ hơn. “Tuy nhiên, đôi khi, nhà chờ xe buýt lại trông thật nhẹ nhàng với nhiều chi tiết nhô ra. Các kiến trúc sư chắc hẳn đã muốn chứng tỏ sự sáng tạo của mình”. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt với phần mái nhọn ở Saratak, Armenia.


Một nhà chờ xe buýt ở Kootsi, Estonia. “Ở Estonia, có nhiều nhà chờ xe buýt bằng gỗ, trông đơn giản hơn nhiều”, ông Herwig cho biết. “Nhà chờ xe buýt rất đa dạng ở các nước khác nhau. Tại Ukraine, sự khác biệt nừm ở cách họ trang trí nhà chờ xe buýt chứ không phải hình dáng”. 

Một nhà chờ xe buýt ở Kootsi, Estonia. “Ở Estonia, có nhiều nhà chờ xe buýt bằng gỗ, trông đơn giản hơn nhiều”, ông Herwig cho biết. “Nhà chờ xe buýt rất đa dạng ở các nước khác nhau. Tại Ukraine, sự khác biệt nừm ở cách họ trang trí nhà chờ xe buýt chứ không phải hình dáng”. 


Theo ông Herwig, các nhà chờ xe buýt của chế độ Xô Viết cũ đã mang đến cơ hội thể hiện mình cho các họa sỹ và kiến trúc sư. Họ thường thử áp dụng những điều mới mẻ vào thiết kế nhà chờ xe buýt mà không khiến giới chức phật lòng. “Họ muốn mang đến sự vui vẻ, tươi sáng cho cuộc sống của người dân và được phép thử nghiệm. Thật khó để thất bại trong việc thiết kế nhà chờ xe buýt”, ông Herwig giải thích. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Aral, Kazakhstan.

Theo ông Herwig, các nhà chờ xe buýt của chế độ Xô Viết cũ đã mang đến cơ hội thể hiện mình cho các họa sỹ và kiến trúc sư. Họ thường thử áp dụng những điều mới mẻ vào thiết kế nhà chờ xe buýt mà không khiến giới chức phật lòng. “Họ muốn mang đến sự vui vẻ, tươi sáng cho cuộc sống của người dân và được phép thử nghiệm. Thật khó để thất bại trong việc thiết kế nhà chờ xe buýt”, ông Herwig giải thích. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Aral, Kazakhstan.


Ông Herwig đã đi qua 14 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ và chụp hơn 8.000 bức ảnh của ít nhất 1.000 nhà chờ xe buýt trong suốt thời gian thực hiện dự án. Những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này bao gồm Kazakhstan, Turkmenistan, Uzebekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Ukraine, Moldova, Armenia, Georgia, Lithuania, Latvia, Estonia, Belarus và Abkhazia. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Beseda, Belarus.

Ông Herwig đã đi qua 14 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ và chụp hơn 8.000 bức ảnh của ít nhất 1.000 nhà chờ xe buýt trong suốt thời gian thực hiện dự án. Những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này bao gồm Kazakhstan, Turkmenistan, Uzebekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Ukraine, Moldova, Armenia, Georgia, Lithuania, Latvia, Estonia, Belarus và Abkhazia. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Beseda, Belarus.


Herwig bắt đầu thực hiện dự án của mình vào năm 2002 trong một chuyến đạp xe từ London, Anh sang St. Petersburg, Nga. “Tôi quyết định đặt ra một số quy tắc để buộc bản thân phải đánh giá cao những cảnh vật khác nhau, đi sâu vào đời sống hàng ngày hơn là chỉ chụp những gì mà tôi có thể xem trên kênh National Geographic”, ông Herwig chia sẻ. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Niitsiku, Estonia.

Herwig bắt đầu thực hiện dự án của mình vào năm 2002 trong một chuyến đạp xe từ London, Anh sang St. Petersburg, Nga. “Tôi quyết định đặt ra một số quy tắc để buộc bản thân phải đánh giá cao những cảnh vật khác nhau, đi sâu vào đời sống hàng ngày hơn là chỉ chụp những gì mà tôi có thể xem trên kênh National Geographic”, ông Herwig chia sẻ. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Niitsiku, Estonia.


Một nhà chờ xe buýt trông khá bình thường ở Kaunas, Lithuania. “Tôi đã xuống xe đạp để chụp những gì mà bình thường tôi không chụp như quần áo, đường dây điện, hộp thư và nhà chờ xe buýt”, ông Herwig nói. “Sau đó, khi đến các nước thuộc Liên Xô cũ, tôi nhìn thấy những nhà chờ xe buýt thực sự đáng để chụp”.

Một nhà chờ xe buýt trông khá bình thường ở Kaunas, Lithuania. “Tôi đã xuống xe đạp để chụp những gì mà bình thường tôi không chụp như quần áo, đường dây điện, hộp thư và nhà chờ xe buýt”, ông Herwig nói. “Sau đó, khi đến các nước thuộc Liên Xô cũ, tôi nhìn thấy những nhà chờ xe buýt thực sự đáng để chụp”.


Năm 2003, Herwig chuyển đến Kazakhstan cùng với bạn gái chính là vợ ông bây giờ. Ông đã ở đó 3 năm vì bạn gái làm cho Liên hợp quốc. “Tôi đã đi du lịch khắp nơi tại Trung Á, tham gia nhiều dự án chụp ảnh về khu vực này nhưng không liên quan đến nhà chờ xe buýt. Cuối cùng, tôi gần như đã đặt chân lên mọi con đường chính ở Trung Á”, Herwig khẳng định. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Shymkent, Kazakhstan.

Năm 2003, Herwig chuyển đến Kazakhstan cùng với bạn gái chính là vợ ông bây giờ. Ông đã ở đó 3 năm vì bạn gái làm cho Liên hợp quốc. “Tôi đã đi du lịch khắp nơi tại Trung Á, tham gia nhiều dự án chụp ảnh về khu vực này nhưng không liên quan đến nhà chờ xe buýt. Cuối cùng, tôi gần như đã đặt chân lên mọi con đường chính ở Trung Á”, Herwig khẳng định. Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt ở Shymkent, Kazakhstan.


Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt theo chủ đề sông nước ở Slobodka, Belarus. Được biết, Herwig bắt đầu chụp ảnh nhà chờ xe buýt bằng máy ảnh phim SLR. Khi đến Kazakhstan, ông mang theo máy ảnh kỹ thuật số 6 megapixel. Sau đó, ông chuyển sang dùng Canon 5D. 

Trong ảnh là một nhà chờ xe buýt theo chủ đề sông nước ở Slobodka, Belarus. Được biết, Herwig bắt đầu chụp ảnh nhà chờ xe buýt bằng máy ảnh phim SLR. Khi đến Kazakhstan, ông mang theo máy ảnh kỹ thuật số 6 megapixel. Sau đó, ông chuyển sang dùng Canon 5D. 


Một nhà chờ xe buýt có hình mái vòm ở Echmiadzin, Armenia. Theo Herwig, ông gần như bị ám ảnh bởi nhà chờ xe buýt thời Liên Xô cũ. Chính điều đó đã khiến ông đến những nơi mà chưa bao giờ nghĩ sẽ đặt chân tới. “Tôi đáng lẽ sẽ chẳng bao giờ đến Armenia, Belarus, Ukraine, Moldova hay Abkhazia”, ông Herwig thừa nhận.

Một nhà chờ xe buýt có hình mái vòm ở Echmiadzin, Armenia. Theo Herwig, ông gần như bị ám ảnh bởi nhà chờ xe buýt thời Liên Xô cũ. Chính điều đó đã khiến ông đến những nơi mà chưa bao giờ nghĩ sẽ đặt chân tới. “Tôi đáng lẽ sẽ chẳng bao giờ đến Armenia, Belarus, Ukraine, Moldova hay Abkhazia”, ông Herwig thừa nhận.