Mil Mi-171 là biến thể xuất khẩu của trực thăng Mi-8AMT, được Liên Xô cũ phát triển và chế tạo vào những năm 70 của thế kỷ trước. Mil Mi-171 được thiết kế bởi tập đoàn Mil Moscow Helicopter Plant và sản xuất tại nhà máy Kazan, thuộc thành phố Ulan-Ude, nay là thủ đô nước cộng hòa Buryatia, Liên Bang Nga.

Mil Mi-171 có chiều dàn 18,65 mét, cao 4,75 mét và trọng lượng 12 tấn. Máy bay này có sức chứa gần 30 người bao gồm cả phi hành đoàn 3 người. Với trang bị động cơ đôi Klimov VK-2500 công suất 2.200 mã lực, Mil Mi-171 có trần bay 6.000 mét, tải trọng tối đa 4 tấn và có thể đạt vận tốc tối đa 250 km/h.

img

Phạm vị hoạt động thông thường của Mil Mi-171 là 610 km, khi trang bị thêm bốn bình nhiên liệu phụ thì mẫu máy bay vận tải này có thể hoạt động trong phạm vi 1.470 km.

Dù ra đời đã lâu nhưng Mil Mi-171 hiện nay vẫn đang được sử dụng và biên chế trong nhiều lực lượng vũ trang tại hơn 60 quốc gia khác nhau. 

Mil Mi-171 còn có nhiều biến thể nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó có có:

Mi-171A - Trực thăng chở khách dân dụng

Mi-171A1 - Trực thăng vận tải dân dụng

Mi-171C do Trung quốc sản xuất, biến thể này được trang bị hai ra đa, một rada thời tiết ở phần đầu máy bay và một rada dẫn đường ở đuôi máy bay, cửa kéo được thay bằng cửa sập.

Mi-171E được trang bị động cơ VK-2500-03, loại động cơ này được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở các khu vực có nhiệt độ khắc nghiệt, từ -58 đến 50 độ C.

img

Biến thể Mi-171M là phiên bản hiện đại của Mi-171 với phi hành đoàn chỉ gồm hai người.

Mi-171S được trang bị các thiết bị điện tử hàng không của phương tây như bộ thu phát AN/ARC-320, hệ thống định vị toàn cầu và thiết bị liên lạc chuẩn NATO.

Cuối cùng là biến thể Mi-171Sh, đây là phiên bản xuất khẩu của mẫu Mi8AMTSH dành cho các quốc gia như Cộng hòa Séc, Croatia, Bangladesh, Peru và Ghana.

img

Tại Việt Nam, Mi-171 thuộc biên chế của lực lượng Phòng không - Không Quân, chuyên sử dụng đa nhiệm cho các mục đích huấn luyện, vận tải và cứu nạn.

img