Tại Đức, khi có tiếng còi xe của xe cứu thương, cứu hoả… thì trên một đoạn đường dù đông đúc, tài xế vẫn nép sang 2 làn đường để mở đường cho phương tiện khẩn cấp đi qua.
Nhường đường cho những phương tiện khẩn cấp là một điều cần phải biết đối với mọi đối tượng tham giao thông. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là nhiều người tham gia giao thông tại Việt Nam vẫn chưa có thói quen này khi chạy xe trên đường.
Nếu phải kể đến một tấm gương sáng đáng để học hỏi về vấn đề này, thì chúng ta nên nhìn sang nước Đức.
Phương pháp này xuất phát từ ngữ một thuật ngữ chuyên môn của người Đức, gọi là “Rettungsgasse” (làn đường cứu hộ). Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu trong sách giao thông năm 1973 ở Tây Đức, với ý nghĩa rằng các tài xế phải tạo một làn đường cho xe cứu hộ nói chung.
Nguyên tắc bàn tay phải khi có phương tiện khẩn cấp di chuyển tại Đức.
Vào năm 1992, sau khi thống nhất 2 bờ Đông - Tây, Đức đã ra quyết định cho các tài xế phải tạo ra một làn đường ở giữa, và điều này đã được khẳng định một lần nữa trong năm 2016 để nói rõ hơn cách các tài xế phải chia đường, còn được gọi là “nguyên tắc bàn tay phải”.
Có thể nói, đây là phương pháp nhường đường hết sức hữu hiệu, nhất là khi đường xá đang ở trang thái lưu thông chậm hoặc tắc nghẽn. Việc tạo ra một làn đường thông thoáng ở giữa, thay vì tạo một đường trống lệch hẳn về bên phải hoặc trái sẽ nhanh hơn, và tiện hơn cho các tài xế trên đường.
Một số lái xe tại Đức vẫn phàn nàn rằng điều này vẫn chưa thực sự hữu hiệu, và đôi khi làm rối đoạn đường. Tuy nhiên, chính quyền Đức tin tưởng rằng đây là cách làm đúng, và chưa hề có ý định thay đổi nó trong tương lai.
Dưới đây là hình ảnh của một thành viên diễn đàn lớn đăng tải trên Facebook, quay lại cảnh xe cứu hỏa của Đức di chuyển thuận lợi trên đường làm nhiệm vụ. Điều khiến nhiều người xem chú ý là ý thức tham gia giao thông của người dân nước này.