Hệ thống Anti-Lock Braking System (ABS) hay chống bó cứng phanh vốn còn khá xa lạ với người dùng xe máy tại Việt Nam. Trong khi đó, hệ thống ABS đã xuất hiện và được sử dụng tại các thị trường nước ngoài từ rất lâu. Tại một số quốc gia châu Âu, các mẫu mô tô và xe ga đời 2016 có dung tích xi-lanh từ 125 trở lên hiện bắt buộc phải có hệ thống ABS.

Mẫu mô tô đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống ABS là BMW K100. Từ đó đến nay, hệ thống ABS đã trải qua nhiều nâng cấp và cải tiến. Tuy nhiên, về cơ bản, hệ thống ABS vẫn hoạt động dựa trên cơ chế bám và nhà liên tục. Vậy, hệ thống ABS thực chất hoạt động như thế nào?

Cấu tạo của hệ thống ABS

- Bộ phận cảm biến trên hai bánh

- Bộ điều khiển

- Bơm thủy lực

- Van điều chỉnh lực phanh

Bộ phận cảm biến có nhiệm vụ phát hiện khi có lực phanh, đo tốc độ quay của bánh, khả năng cân bằng và độ trượt không nằm trong giới hạn an toàn. Bộ phận cảm biến có các khe hở nằm sát trục quay của bánh và có thể nhận ra bằng mắt thường.

img

Trong khi đó, bộ điều khiển có nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích, so sánh các thông tin do cảm biến gửi về. Ngoài ra, bộ điều khiển còn đóng vai trò ghi nhớ những thông số đã từng kích hoạt trước đó để phản ứng cho những tình huống tương tự lần sau.

Bơm thủy lực trong hệ thống ABS cũng bao gồm pít-tông và xi-lanh. Bơm thủy lực sẽ điều chỉnh lực đẩy dầu lên má phanh dưới sự trợ giúp của các van. Bên cạnh đó, các van còn hỗ trợ điều chỉnh lực tác động vào má phanh.

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống ABS

Như đã biết, đối với hệ thống phanh thông thường khi người lái bóp phanh gấp, má phanh sẽ áp chặt vào đĩa phanh làm bánh xe cứng đơ, không xoay được, từ đó gây hiện tượng khóa bánh và lốp mất độ bám, đến tai nạn. Trong khi đó, hệ thống ABS sẽ căn cứ vào lực bóp phanh và tốc độ quay của bánh xe để phản ứng.

Khi người lái bóp mạnh phanh, hệ thống ABS sẽ kích hoạt, duy trì độ trượt của bánh xe trên mặt đường trong giới hạn cho phép. Sau đó, để xe không bị mất thăng bằng và đổ, hệ thống ABS sẽ bóp nhả phanh liên tục, hạn chế lực tác động mạnh từ má phanh vào đĩa phanh, giữ bánh xe vẫn quay mà không bị khóa cứng.

Hiện tại thị trường Việt Nam, chỉ có một đúng 2 xe ga phân phối chính hãng có hệ thống ABS, bao gồm Vespa 946 và Yamaha NX-M. Tuy nhiên, so với Yamaha NM-X, Vespa 946 nằm ở một đẳng cấp hoàn toàn khác.

img

Được biết, hệ thống ABS trên Vespa 946 sẽ được kích hoạt ở vận tốc trên 5 km/h và không thể tắt được nhằm đảm bảo an toàn cho người lái. Trong trường hợp hệ thống ABS gặp lỗi, đèn báo trên mặt đồng hồ của Vespa 946 sẽ nhấp nháy để người sử dụng mang xe đi kiểm tra.

Có thể nói, ngoài việc đảm bảo cho người lái dưới điều kiện trơn trượt, hệ thống ABS còn mang đến đẳng cấp cho Vespa 946 tại thị trường Việt Nam vì đây vốn là tính năng chỉ phổ biến trên xe phân khối lớn cũng như ô tô. Với tính năng an toàn độc đáo như vậy, chẳng có gì lạ khi Vespa 946 được bán với giá lên đến 405 triệu Đồng tại thị trường Việt Nam, đúng theo câu “tiền nào của nấy”.

 

Sự cần thiết của phanh ABS trên các dòng xe 2 bánh