Thông thường, một chiếc máy bay muốn cất cánh thì đều yêu cầu đường băng dài để máy bay có thể chạy lấy đà và đạt vận tốc phù hợp để cất cánh và lấy độ cao. Thế nhưng riêng dòng máy bay lên thẳng - cụ thể là máy bay trực thăng - thì lại không cần. Máy bay lên thẳng chỉ cần một bãi đáp vừa đủ kích thước cho mình.

Vì sao bãi đáp máy bay trực thăng lại có chữ H? - Ảnh 1.

Bãi đáp trực thăng trên các nóc nhà cao tầng.

Đây chính là điểm lợi của dòng máy bay lên thẳng như trực thăng vì nó cho phép con người có thể bố trí các bãi đáp gọn gàng ngay tại các khu vực thiếu không gian như trên tàu khu trục, trên nóc nhà hoặc ngay cả ở ngay một bãi đất trống.

Vì sao bãi đáp máy bay trực thăng lại có chữ H? - Ảnh 2.

Thế nhưng, do đặc thù cất cánh và hạ cánh thẳng đứng nên máy bay trực thăng cần một mặt phẳng cân đối, không có chướng ngại vật để có thể tiếp đất một cách an toàn. Chính vì thế, các kỹ sư hàng không đã phải đưa ra khái niệm "Helipad" hay còn gọi là bãi đáp trực thăng và được viêt tắt bằng chữ "H".

Cấu tạo của bãi đáp trực thằng gồm một hình tròn lớn bao ngoài và chữ "H" nằm trong giúp cho các phi công có thể dễ dàng quan sát từ trên cao và điều khiển máy bay hạ cánh đúng bãi đáp.

Vì sao bãi đáp máy bay trực thăng lại có chữ H? - Ảnh 3.

Tháp Bitexco tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có bãi đáp trực thăng

Thông thường, các bãi đáp máy bay trực thăng được làm từ bê-tông để đảm bảo độ phẳng và bền chắc. Bên cạnh đó sàn bê-tông cũng có thể dễ dàng thi công trên nhiều bề mặt khác nhau. Trong một số trường hợp cá biệt, các chuyên viên hàng không có thể sử dụng những miếng ghép Rig để lắp ráp tạo thành bãi đáp cơ động cho trực thăng và khắc phục một số điểm bất ổn của địa hình như dốc nghiêng hoặc có nhiều chướng ngại vật.