Trang web Jalopnick đã liệt kê danh sách những chiếc xe được vinh dự phục vụ các Giáo hoàng khi diễu hành trước 1,3 tỉ tín đồ Công giáo ở khắp mọi nơi trên thế giới.

1930: Mercedes-Benz Nürburg 460
 
img
 
Mercedes-Benz Nürburg 460 đời 1930 là chiếc xe đầu tiên của một Giáo hoàng. Đây cũng là món quà mà hãng Daimler Benz AG dành tặng cho Pius XI. Chiếc xe Benz lớn có thiết kế đặc biệt với ghế ngồi phía sau giống như một ngai vàng. Tác phẩm khiến người đại diện của Thiên Chúa phải gọi nó là: “ Một kiệt tác của nền kỹ thuật hiện đại”.

1960: Mercedes-Benz 300D Landaulet

img

300D Landaulet là chiếc xe mới của Giáo hoàng sau 30 năm. Chiếc xe được trang bị mui cứng phía trước và mui mềm phía sau, nhờ đó Đức Thánh Cha có thể thưởng thức ánh mặt trời và vẫy chào đám đông khi diễu hành... 300D vẫn giữ ghế ngồi kiểu ngai vàng truyền thống đồng thời được trang bị một số tiện nghi như máy điều hòa, radio hai chiều dành cho lái xe.

1964: Lincoln Continental Lehmann-Peterson
img
Tất cả mọi người đều biết phải chải chuốt thế nào khi đến thăm thành phố New York. Vì thế, chiếc Lincoln Continental đã được đặt hàng để dành riêng cho Giáo hoàng. Nhờ tay quay gắn ở trên xe giúp nâng ngai vàng nâng lên khoảng 30 cm, đám đông có thể nhìn rõ hơn người đỡ đầu tinh thần của họ.

1965: Mercedes-Benz 600 Pullman
 
img
 
Phiên bản Landaulet của Mercedes-Benz 600 đời 1965 được thiết kế để phục vụ Giáo hoàng Paul VI. Nó có vẻ khá bắt mắt với mui gấp lớn và gây ấn tượng nhờ bộ cửa sau “hoành tráng”.

1966: Mercedes-Benz 300 SEL Landaulet

img

Chiếc 300 SEL Landaulet vẫn giữ nguyên ý tưởng của thế hệ trước cùng ghế ngồi được cải tiến linh hoạt hơn nhờ bộ phận trượt giúp Giáo hoàng có thể di chuyển sang bên cạnh. Ngoài ra chiếc xe còn được gắn thêm một chiếc ghế nữa ở phía sau để dành cho người phụ tá.

1967: Mercedes-Benz 300 SEL

img

Chiếc xe có dáng vẻ khá giống dòng xe limo. 300 SEL được trang bị hệ thống ghế ngồi dành cho 6 người cùng với những cánh cửa dài và cái mái có thể nâng lên được.

1979: FCS Star
 
img

Sau khi lên làm Giáo hoàng, Karol Józef Wojtyła (John Paul II) đã quay về thăm quê hương Ba Lan trên chiếc FCS Star. Chiếc xe tải mang đậm phong cách Ba Lan này có dáng vẻ khá giống một chiếc xe chữa cháy, nhưng với nhiều cải tiến ấn tượng, chiếc xe được sử dụng cho những lần xuất hiện trước công chúng của Người.

1979: Ford Transit
 
img

Trong lần John Paul II đến thăm Ireland vào năm 1979 (lần đầu tiên Giáo hoàng đến thăm vùng đất này), Ông đã sử dụng 1 chiếc Ford Transit. Sở hữu hai màu vàng và trắng, cộng thêm cabin cao và những cửa sổ rộng, chiếc xe có vẻ rất phù hợp với Giáo hoàng.

1980: Mercedes-Benz 230 G

img

Mercedes G230 là chiếc xe do Mercedes tặng Giáo hoàng trong chuyến thăm Đức năm 1980. Với cấu trúc trong suốt và vị trí đứng có thể nâng lên hạ xuống, G230 tạo ra nhiều thiện cảm trong số những chiếc xe Giáo hoàng từng sử dụng.

1981: Peugeot 504
 
img
 
Một chuyện thật kỳ lạ,  chiếc Peugeot 504 đã từng làm nhiệm vụ chở Giáo hoàng. Chiếc 504 này được dùng để đưa đón John Paul II khi ông đến thăm Lyon, Pháp. Chiếc xe hiện giữ một vị trí trang trọng tại Bảo tàng Peugeot ở Sochaux.

1982: Seat

img

Seat có một dáng vẻ hơi "trần trụi" và nhỏ bé. Điểm dễ thấy của chiếc xe là phần tay nắm ở phía trước để Giáo hoàng có thể vịn vào khi đứng lên chào đám đông.

1982: Range Rover

img

Sau vụ ám sát hụt đầu tiên nhằm vào Giáo hoàng John Paul II, chiếc Range Rover đã được chế tạo dựa trên thiết kế của mẫu G230, nhưng cabin có gắn thêm kính chống đạn. Đây cũng là chiếc xe chống đạn đầu tiên của Giáo hoàng, và được sử dụng ngay trong chuyến thăm nước Anh năm 1982.

1982: Leyland 24 tấn
 
img
 
Chiếc xe khổng lồ này được sản xuất bởi công ty Leyland Truck dành cho những cuộc du hành ở Scotland và Anh trong năm 1982. “Con quỷ” 24 tấn có khoang sau rộng rãi bao quanh bằng kính, đã cùng Giáo hoàng trên khoảng 11.000 dặm đường. Sau đó, chiếc xe được tặng cho Bảo tàng British Commercial Vehicle ở Leyland, Lancashire năm 1988 và đã được đấu giá vào năm 2006 với giá 70.000 USD.

1984: GMC Sierra

img

Dù GMC Sierra chỉ là chiếc xe "bình dân" những đã nhanh chóng được cải tiến để phục vụ chuyến thăm Canada năm 1984 của Giáo hoàng. Kể từ đó, GMC trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến.

1985: Mercedes-Benz 500 SEL W126
 
img
 
500 SEL W126 có kiểu limo Vatican cũng là chiếc xe bọc thép đầu tiên dành cho Giáo hoàng. Tuy nhiên, bộ vỏ thép không hề làm chiếc xe trở nên kém thân thiện. Nhờ thiết kế lại phần mui xe cùng kính chắn gió nâng cao hơn giúp Giáo hoàng có thể đứng lên và vẫy chào mọi người. Chiếc xe hiện vẫn sử dụng để chở Giáo hoàng Benedict XVI trong những chuyến thăm chính thức của ông.

1997: Mercedes-Benz S500 LWB

img

Đây là một chiếc Landaulet Mercedes đã nâng cấp hoàn toàn. Điểm đặc biệt của chiếc xe là ngai vàng được đặt ở chính giữa phía sau và có thể hạ xuống nửa mét khi đóng mui.

1999: Xe buýt Freakin

 img

Trong suốt chuyến thăm Mexico năm 1999, Giáo hoàng John Paul II đã đứng trên một chiếc xe buýt có kính để diễu hành qua biển người xem đông chưa từng thấy... Sau khi ông mất vào năm 2005, chiếc xe này được trưng bày vĩnh viễn ở Vương cung Thánh đường Guadalupe tại Mexico City.

2002: Mercedes-Benz ML430

img

ML430 được thiết kế khá hiện đại. Thậm chí đến nay nó vẫn được coi là môt chiếc xe chuẩn mực với kính chống đạn, máy điều hòa và nhiều tiện nghi khác... ML430 đã phục vụ những chuyến đi đặc biệt trong suốt những năm cuối đời của Giáo hoàng John Paul II.

2004: Fiat Campagnola

img

Chiếc SUV khỏe khoắn này được sử dụng để chở Giáo hoàng đi dạo quanh thành phố Vatican. Người ta thường thấy nó xuất hiện chủ yếu là ở Quảng trường Thánh Peter với một đoàn tháp tùng hùng hậu.

2007: Mercedes-Benz G500

img

Chiếc Fiat ở trên không tồn tại được lâu bởi nó bị thay thế bằng chiếc G500 kiểu cách hơn từ cuối năm 2007... G500 là chiếc xe đầu tiên của Giáo hoàng có thể “biến hình” từ mui trần thành một chiếc xe có kính chống đạn. Đây cũng là chiếc xe đầu tiên được sử dụng bởi Giáo hoàng hiện tại Benedict XVI. 

                                                                                                              
      Theo Jalopnick