Sau Land Cruiser, Corolla là nhãn hiệu Toyota có lịch sử lâu năm thứ hai tại Mỹ. Đó cũng là chiếc xe Toyota sản xuất tại Mỹ. Với hơn 30 triệu chiếc trên toàn thế giới, Corolla là dòng xe phổ biến nhất trong lịch sử ngành xe hơi.

"Đặt bánh” lên đất Mỹ lần đầu tiên vào năm 1968, tròn 40 năm, chiếc xe đã trải qua 10 thế hệ khác nhau. 40 năm - 10 thế hệ, đó quả là một chặng đường dài mà không phải chiếc xe nào cũng có thể trải qua.

1.Thế hệ đầu tiên (1968-1969)

Được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật năm 1966 và được đưa vào Mỹ năm 1968, Corolla là chiếc xe nhỏ nhất của Toyota tại Mỹ vào thời đó với chiều dài cơ sở dài hơn 2m. Động cơ 1,1 lít 60 mã lực với 4 xi-lanh thẳng hàng, hộp số tay 4 cấp. Corolla có 3 kiểu dáng: coupe, sedan và wagon 2 cửa.

Cấu trúc ban đầu của Corolla là sát-xi liền khối và tương đối đơn giản. Chính bởi vậy, độ bền và an toàn khá cao.

Vào những năm 60, người Mỹ vẫn cho rằng chất lượng xe Nhật không tốt và ban đầu, Corolla cũng vấp phải định kiến đó. Nhưng thời gian đó không kéo dài, chiếc xe Corolla có giá chỉ 1.700USD đã cho người Mỹ thấy rằng xe của Nhật nhỏ và rẻ nhưng có chất lượng tốt.

 
img
Mẫu Corolla Deluxe 1968

2.Thế hệ thứ 2 (1970 - 1974)

Để phù hợp hơn với người Mỹ, đời xe thứ 2 vào năm 1970 có kích thước và công suất lớn hơn. Chiều dài cơ sở tăng thêm 30 cm, động cơ OHV lớn hơn, có dung tích 1,2 lít & công suất 73 mã lực.

Sự thay đổi ở kích thước và thêm tuỳ chọn số tự động mang đến nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng và đã biến Corolla thành chiếc xe bán chạy thứ 2 thế giới.

Đến năm 1971, dung tích động cơ được nâng lên 1,6 lít với 102 mã lực. Mẫu xe năm sau đó không có nhiều thay đổi ngoại trừ có thiết kế cản trước lớn hơn để đáp ứng yêu cầu an toàn giao thông của Mỹ.

Đáng nói hơn cả, thế hệ thứ 2 đã có thêm phiên bản thể thao SR5 với hộp số tay 5 cấp.

3.Thế hệ thứ 3 (1975-1978)

Thế hệ xe thứ 3 ra mắt với kiểu dáng vuông vức hơn, theo “mốt” của những chiếc xe thời đó.

Đến thời kỳ thứ 3, lựa chọn xe Corolla đã tương đối phong phú với 5 phiên bản: sedan 2 cửa - động cơ 1,2 lít; và các phiên bản khác có động cơ 1,6 lít - sedan 4 cửa; mui cứng 2 cửa, mui cứng thể thao và wagon 5 cửa. Ngoài tiêu chuẩn hộp số tay 4 cấp và 5 cấp (đối với SR5 & tuỳ chọn với phiên bản khác), có thêm hộp số tự động 3 cấp.

Năm 1975, Corolla lần đầu được trang bị bộ trung hoà khí thải. 

Vào năm 1976, Corolla có thêm phiên bản hatchback 3 cửa với kiểu dáng thể thao mang tên “Liftback”. Lúc đó, Liftback được hy vọng sẽ chiếm 30% doanh thu của Corolla tại Mỹ. Cùng năm đó, phiên bản Corrolla Sport Coupe thể thao được sản xuất được dựa trên bản tiêu chuẩn và SR5, với giá rẻ hơn chiếc Toyota Celica cùng thời.

Ngoài một số thay đổi nhỏ về kiểu dáng, tế hệ thứ 3 của Corolla không tạo được bước tiến đặc biệt nào.

img

Mẫu Coupe thể thao năm 1976
 
img
Mẫu sedan 1977
 

4.Thế hệ thứ 4 (1979-1983)

Thế hệ thứ 4 của Corolla có nhiều cải tiến đáng kể so với các thời kỳ trước. Một trong những thay đổi lớn là Corolla sử dụng động cơ OHV 1,8 lít cho công suất 75 mã lực.

Corolla thế hệ thứ 4 có cấu trúc lớn hơn với chiều dài cơ sở 2,4m, nhưng không thô kệch nhờ kết cấu sát-xi liền khối kiểu mới. Corolla đời này sử dụng hệ thống treo dùng lò xo giảm xóc thay vì nhíp như đời trước. 

Mẫu xe bán chạy nhất của thế hệ này là SR5 Sport phiên bản Coupe và Hatchback cùng với chiếc bán wagon Liftback. Giá cả vẫn là lợi thế lớn của Corolla, những phiên bản này có giá rẻ hơn nhiều so với kiểu dáng và tính năng vận hành của chúng.

Cải tiến lớn của Corolla thế hệ thứ 4 là có hộp số tự động 4 cấp vào năm 1982 - điều hiếm thấy ở những chiếc xe gia đình hạng trung cùng thời.

Thay đổi mang tính đột phá của Corolla vào năm 1983 là kiểu động cơ 1,6 lít với trục cam phía trên, chạy êm và mạnh hơn nhiều so với động cơ 1,8 lít. Và đó là bước đệm đặc biệt cho Corolla thế hệ thứ 5.

Theo Edmunds