Hãy thử tưởng tượng, khi bạn có nhu cầu mua bán xe trong tương lai, mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào? Có đôi khi tất cả mọi thứ bạn cần chỉ là một chiếc điện thoại thông minh. Với chiếc điện thoại này, Bạn bước vào một showroom nhưng là showroom của kỷ nguyên kỹ thuật số.

Ngay ở khu trưng bày của một showroom xe trong tương lai, khách tham quan có thể trang bị một bộ thiết bị thực tế ảo và "bùm" cả một thế giới mới hiện ra. Toàn bộ phần nội thất của chiếc xe mà bạn đang tìm hiểu sẽ hiện ngay trên màn hình đó. Chúng ta gần như đặt chân vào thế giới xe cộ, nơi mà ta có thể thay đổi màu sắc của ghế ngồi và tùy chỉnh bảng điều khiển trên xe. Một email thông báo sẽ nhanh chóng được gửi đến hộp thư của bạn với những tùy chỉnh mà chính bạn vừa làm ở thế giới ảo khi nãy. Ở điểm dừng chân tiếp theo, chính là nơi mà bạn thỏa thích sáng tạo, và tùy chỉnh chiếc xe của mình một cách chân thực chất có thể, chào mừng đến thế giới tương lai của việc mua xe hơi.


Tương lai của ngành bán lẻ ô tô: Bán xe hay bán trải nghiệm? - Ảnh 1.

Audi city - showroom Audi giàu tính công nghệ, đặt tại Luân Đôn

Trong buổi triển lãm Accenture thuộc hội nghị Millenial 20/20 diễn ra tại London hồi tuần trước, chính đây là một cuộc hành trình khám phá – mua xe của thế hệ hiện đại bây giờ và rất có thể sẽ là xu thế của hàng trăm năm tới. Phải thừa nhận rằng, cả công nghệ AR (Augmented Reality – công nghệ tương tác thực tế) và VR (Virtual Reality – công nghệ thực tế ảo) đều không phải mới, nhưng thực tế là, với kỷ nguyên kỹ thuật số này thì cả 2 công nghệ đều cho cảm giác rất thật, rất tự nhiên, điều này khiến chúng ta thêm phần hứng khởi khi chọn mua xe hơi, dễ dàng hơn, ít phiền toái hơn, nhiều thông tin được hiển thị và tiếp nhận hơn, đặc biệt cho trải nghiệm tốt hơn. Với thế hệ mà chúng ta gọi là Millennials (thế hệ trẻ sinh trong khoảng những năm 2000) thì trải nghiệm này quan trọng như là khi chốt hợp đồng mua bán vậy. 

Tương lai của ngành bán lẻ ô tô: Bán xe hay bán trải nghiệm? - Ảnh 2.

MINI Living khám phá, tìm hiểu thế hệ tương lai sẽ sống như thế nào ở các thành phố và giúp họ gây dựng thương hiệu.

Ngành công nghiệp ô tô đang có những bước chuyển mình. Hệ thống xe chạy bằng điện và thậm chí tự lái đang được phát triển, các công nghệ kết nối và quyền sử hữu xe đang mở ra một thách thức mới, thách thức phương thức tiếp cận giữa các nhà sản xuất xe hơi với khách hàng. Thế hệ trẻ ngày nay thường không quá quan tâm đến việc sở hữu xe như là ba mẹ họ - các em thỏa thích chia sẻ và tận hưởng sự thoải mái tự do với các chương trình chia sẻ xe. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho hành tinh của chúng ta nhưng lại là một tin không vui gì cho lắm tới các nhà sản xuất xe hơi.

Joseph Seal – giám gốc 33 tuổi của chương trình chia sẻ xe hơi DriveNow UK, anh sống ở trung tâm London cùng với bạn gái và không hề sở hữu bất kỳ một phương tiện cá nhân nào. Joseph cho biết, anh ấy sẽ mua một chiếc xe khi mà mọi người di chuyển ra ngoại thành sinh sống. Còn hiện tại, chủ yếu anh ấy sẽ trung thành tuyệt đối với dịch vụ chia sẻ xe hơi mà anh ấy đã dùng từ khi còn trẻ - anh ấy có thể lái một chiếc MINI hoặc thậm chí là một chiếc BMW cũng không chừng – trong chương trình chia sẻ xe của DriveNow. "Chúng ta đang tiếp cận với những khách hàng tương lai và đang tạo ảnh hưởng đến quyết định của họ" Joseph tự tin cho biết.

Vì vậy, việc mua sắm – sở hữu xe hơi xảy ra là điều tất yếu, nhưng sẽ ở một trang khác của thế hệ Millennial. Điều này cũng cho thấy rằng, mặc dù đã có kỷ nguyên mua sắm bằng kỹ thuật số, nhưng giá trị và viễn cảnh của nó mới là yếu tố quan trọng của việc quyết định mua hàng hay không.

Ở Amsterdam, nhiều hội nghị cho thấy hàng loạt chuyên gia từ ngành kiến trúc tới ngành ô tô và thời trang bàn luận rất nhiều về chủ đề này. Thực tế là hầu hết các ngành công nghiệp đều liên quan đến cách chúng ta kết nối với sản phẩm tiêu dùng. Nhà sáng lập văn phòng kiến trúc đô thị Hà Lan (OMA) Rem Koolhaas tin rằng sự việc truy cập dữ liệu không bằng các phương pháp vật lý thông thường (nghe, nhìn, chạm vật lý) sẽ thay thế phương thức bán hàng – chúng ta sẽ vẫn mua sản phẩm nhưng bằng các lý do rất khác. Ông Rem Koohaas chia sẻ ở hội nghị rằng sự trải nghiệm là trạng thái biểu tượng mới của chúng ta và nó sẽ có ảnh hưởng sâu sắc trong việc bao nhiêu trong chúng ta sẽ mua hàng.

Tương lai của ngành bán lẻ ô tô: Bán xe hay bán trải nghiệm? - Ảnh 3.

Thiết kế của OMA cho cửa hàng Reposssi là mở rộng không gian trải nghiệm của khách hàng.

OMA hợp tác chặt chẽ với các nhãn hiệu để tạo ra một môi trường bán lẻ thú vị bao gồm cửa hàng tốt nhất của Prada tại New York và nhiều cửa hàng KaDeWe tại Berlin, Repossi và Boulevard hausmann tại Paris và Fondaco dei Tedeschi tại Vennice. Nhìn chung, các cửa hàng không hề quá quan trọng về mặt kiến trúc nhưng chúng lại mang lại cho khách hàng những trải nghiệm rất mới, trải nghiệm về sự hiện đại của tương lai trong ngành bán lẻ. Họ dự kiến rằng, ngành bán lẻ sẽ là một trong những kỳ quan của thành phố.

Cuộc hội đàm tại Amsterdam tập trung vào việc tạo ra không gian bán lẻ hấp dẫn hơn với người tiêu dùng, cho người tiêu dùng cảm thấy sự thú vị, sự trải nghiệp, sự thân thiện và đầy ý nghĩa cộng đồng. Giống như nền tảng của phương tiện truyền thông xã hội, họ có thể là một diễn đàn để chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng. Đây có thể là sự thử nghiệm của ngành bán lẻ, không gian nghệ thuật, những sự phá cách và bất ngờ tạo nên sự ấn tượng về nhận diện thương hiệu của chính các nhãn hàng.

Đây chính xác là việc mà Rockar làm. Công ty này đại diện cho Hyundai và Jaguar Land Rover tại Vương quốc Anh với 3 cửa hàng đặt ngay tại vị trí chiến lược trong trung tâm mua sắm sầm uất. Không gian rộng mở, không hề có bất kỳ cánh cửa nào bởi lẽ nếu có một cánh cửa thôi nghĩa "chúng ta đang làm gián đoạn quá trình mua sắm" của khách hàng, người sáng lập Rockar Smimon Dixon chia sẻ. Trong bài diễn văn tại Millenial 20/20, ông cho biết: "Sản phẩm chả là gì cả so với việc trảm nghiệm mua sắm". Khi này, lời nói của các nhân viên bán hàng dường như là con số không, bởi khách hàng thường không có niềm tin với họ. Thay vào đó, bằng việc "nâng cao trải nghiệm mua sắm" thì khách hàng sẽ có lại niềm tin vào sản phẩm, vào thương hiệu – lời khuyên của ông Dixon. Mánh của ông ta đó là tạo ra một cửa hàng mà lại trông không hề giống một cửa hàng bán xe, sử dụng nhân viên ngoài ngành công nghiệp ô tô và chỉ dành một phần nhỏ tương tác vói khách hàng với việc bán ép.

Phần lớn trong số này, tất nhiên đều văng vẳng trong đầu về ý tưởng của Audi City, một phòng bán xe hơi kỹ thuật số hoàn chỉnh nằm ở giữa trung tâm đô thị và được xây dựng trên mô hình của Apple, đặc biệt kết nối với các Millenials.

Tương lai của ngành bán lẻ ô tô: Bán xe hay bán trải nghiệm? - Ảnh 4.

Showroom của BMW tại Amsterdam là một không gian thư giãn cho khách hàng.

Dường như sự đồng thuận sẽ là các thương hiệu ô tô cần phải cung cấp thêm các dịch vụ khác, nơi lỏng và linh hoạt hơn trong hoạt động giao hàng và cung cấp dịch vụ thiết kế riêng. Có lẽ những cửa hàng tương lai sẽ là phòng trưng bày của nhiều loại mặt hàng, không gian triển lãm tương tác và đầy hứng khởi, có thể vào khi kết thúc hành trình "trải nghiệm" này, bạn sẽ mở hầu bao và rước sản phẩm về nhà. Nó giống như việc chúng ta mua quà lưu niệm vào cuối các kỳ nghỉ vậy.

Michele Fuhs, trưởng bộ phấn bán lẻ của BMW tin rằng, năm 2020 công ty sẽ cần phải trở thành "điểm nhấn của sự trải nghiệm". Phát biểu tịa Amsterdam "Chúng ta không thể vẫn cứ bán hàng tập trung mà còn phải chỉ ra điều gì có tính di động trong tương lai, quyền sở hữu xe riêng là gì? Chúng ta đang so sánh, cạnh tranh với thị trường công nghiệp giải trí nữa". 

Theo Forbes