Trong quá khứ, xe Trung Quốc đã từng gắn liền với từ "đạo nhái". Đó là bởi thiết kế các mẫu xe Trung Quốc luôn tạo cho người nhìn cảm giác thân quen, đã thấy trên các mẫu xe của nước ngoài.

Trong một video tóm lược sự phát triển của ngành xe Trung Quốc, chuyên gia Frank Stephenson, chuyên gia thiết kế xe nổi tiếng, cha đẻ của BMW X5, cũng đã chỉ ra nhiều mẫu xe Trung Quốc có thiết kế học hỏi từ các mẫu xe khác, tiêu biểu như Land Wind X7 và Range Rover Evoque. Các mẫu xe nội địa với kiểu dáng không đặc sắc đó đôi khi còn là một điểm trừ mà ngay cả người Trung Quốc cũng không có thiện cảm.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì tình thế đã đảo chiều.

GIÓ ĐẢO CHIỀU

Từ siêu đạo nhái, ngành xe nước này bất ngờ trở mình khiến loạt ông lớn GM Ford, Volkswagen rơi xuống đáy - Ảnh 2.

Anh Ben Cao và chiếc Porsche Panamera anh chuẩn bị bán đi. Ảnh: Qilai Shen / The New York Times

Vợ chồng anh Ben Cao và chị Rachel, đều 36 tuổi, đang bán đi 2 chiếc Porsche của mình, thay vào đó là một chiếc xe thể thao Porsche 911 giá 290.000 USD và một chiếc SUV điện giá 70.000 USD nội địa Trung Quốc, của hãng Li Auto.

"Nếu bạn ngồi lên một chiếc Li Auto, cảm nhận đầu tiên bạn thấy sẽ là sự sang trọng" - anh Ben Cao, hiện làm tư vấn kinh doanh, chia sẻ.

Một suy nghĩ luôn thường trực trong đầu của những giám đốc, kỹ sư, nhà thiết kế xe đến dự triển lãm xe Thượng Hải tuần sau là tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các hãng xe điện, như Li Auto, BYD, NIO và Xpeng. Trung Quốc vài năm nay đã vượt Mỹ trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới, và giờ các hãng xe Trung Quốc bắt đầu ra khơi và bán xe tại các thị trường nước ngoài, sau khi đã có thể khai thác được thị trường nội địa 'màu mỡ' và sôi động. Chính những gia đình như vợ chồng anh Ben Cao, và cả các hãng xe Trung Quốc, đã giúp xe điện tại Trung Quốc tăng trưởng nhanh như tre mọc sau mỗi đêm.

Từ siêu đạo nhái, ngành xe nước này bất ngờ trở mình khiến loạt ông lớn GM Ford, Volkswagen rơi xuống đáy - Ảnh 3.

Anh Ben Cao ngồi trên chiếc SUV điện Li Auto L9 tại showroom của hãng ở Thượng Hải. Ảnh: Qilai Shen / The New York Times

Ví dụ minh họa tiêu biểu chính là sự phát triển vượt bậc của các hãng xe Trung Quốc, là những đơn vị thường được chính quyền địa phương mà hãng đặt nhà máy tạo điều kiện. Trung Quốc hiện nay đã tự sản xuất và bán xe điện, chiếm phần lớn doanh số toàn thế giới.

Ngành công nghiệp xe Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc sản xuất và bán xe, họ còn ăn sâu vào toàn chuỗi giá trị của xe điện: Trung Quốc sản xuất gần như toàn bộ mô tơ xe điện, tinh chế phần lớn nguyên liệu để sản xuất pin lithium cho xe điện. Trung Quốc thậm chí còn đang đi trước thế giới ở mảng phát triển công nghệ pin Natri có tiềm năng trong tương lai.

80% xe điện bán ra tại Trung Quốc năm ngoái đều là xe nội địa. Kể từ mùa thu năm ngoái, các hãng xe nội địa Trung Quốc đã vượt qua các hãng xe ngoại khi xét về tổng số xe bán ra, bất kể là xe điện hay xe sử dụng động cơ đốt trong.

THỊ PHẦN GIẢM NGHIÊM TRỌNG

Ông Stephen W. Dyer, Giám đốc quản lý tại công ty tư vấn Alix Partners, cho rằng: "Thị phần của các hãng xe ngoài Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm do các hãng xe nội vẫn đang trong đà phát triển, đặc biệt ở phân khúc xe điện."

Trong khi các hãng xe ngoài Trung Quốc đang gặp vấn đề về doanh số tại thị trường số 1 thế giới, họ cũng đang phải chịu áp lực phải chuyển đổi sang làm xe điện tại các thị trường trọng điểm khác trên thế giới, là châu Âu và Mỹ. Đến nay, Liên minh châu Âu và bang California, Mỹ đã đặt mốc cấm bán xe sử dụng động cơ đốt trong - từ năm 2035. Đồng thời, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đưa ra đề xuất thắt chặt tiêu chuẩn khí thải mà sẽ yêu cầu từ năm 2032, hai phần ba số xe bán ra phải là xe điện. Các hãng xe cho rằng đề xuất này quá mạnh tay.

Ngoài một vài trường hợp ngoại lệ như Tesla - được chào đón từ năm 2018 nhờ công nghệ của mình, các hãng xe khi muốn vào thị trường Trung Quốc đều phải có một liên doanh với các hãng xe Trung Quốc. Sau bốn thập kỷ, các thương hiệu xe ngoài Trung Quốc đã đào tạo cả một thế hệ các kỹ sư ô tô Trung Quốc - những người mà giờ đây đang làm việc cho các hãng xe nội địa đối thủ.

Từ siêu đạo nhái, ngành xe nước này bất ngờ trở mình khiến loạt ông lớn GM Ford, Volkswagen rơi xuống đáy - Ảnh 4.

BYD vượt qua Volkswagen, trở thành thương hiệu bán chạy nhất Trung Quốc. Ảnh: Qilai Shen / The New York Times

Doanh số của các mẫu xe liên doanh với hãng xe ngoài Trung Quốc đều có doanh số rất thảm, bởi xe xăng xuống dốc và xe điện lên ngôi. Xe điện chiếm gần một phần tư thị trường Trung Quốc năm ngoái; trong khi đó thì tại Mỹ, xe điện chỉ chiếm chưa đầy 6%, kỳ vọng hết năm nay chiếm một phần ba.

Năm 2016 và 2017, Ford từng bán được 1 triệu xe con và xe tải nhẹ, tới năm ngoái thì chỉ còn khoảng 400.000 chiếc. Hyundai cũng đã từng bán được 1,8 triệu xe tại Trung Quốc vào năm 2016, nhưng tới năm ngoái tụt còn 385.000 chiếc.

Tập đoàn General Motors một thời cạnh tranh ngôi đầu với Volkswagen, nay đã mất một nửa doanh số. Thậm chí, có thể còn tụt nhiều hơn nếu như không có Wuling - General Motors có 44% cổ phần trong liên doanh làm xe này. Wuling là hãng xe bán mẫu xe điện microcar Wuling HongGuang Mini mà có giá rất rẻ, chỉ khoảng 4.800 USD đến 21.800 USD, và có biên lợi nhuận rất thấp.

Thị phần xe nội địa Trung Quốc đã tăng từ 47% trong Quý IV/2021 lên 52% trong cùng quý năm 2022, phần nhiều do xe điện nở rộ. Hãng xe bán chạy nhất là BYD. Thương hiệu này từ 2,1% từ 4 năm trước, nay đã chiếm khoảng 10,3% thị phần, vượt qua Volkswagen trở thành thương hiệu đứng đầu thị trường.

SÁN LẠI GẦN HÃNG XE NỘI

Volkswagen tuy mất thị trường vào tay các hãng xe nội địa Trung Quốc, nhưng vẫn mất ít hơn so với các hãng xe ngoài Trung Quốc khác. Nếu không có gì thay đổi, triển lãm xe sắp diễn ra tại Thượng Hải sẽ là nơi mà Volkswagen giới thiệu mẫu sedan chạy điện Volkswagen ID.7.

Đại điện của Volkswagen cho biết rằng doanh số dòng xe điện ID. đã tăng gấp đôi trong năm ngoái. Điều thú vị là trong khi các hãng xe điện đang thi nhau giảm giá thì Volkswagen lại từ chối tham chiến. Trong khi đó, General Motors có kế hoạch giới thiệu 4 mẫu xe điện mới tại Trung Quốc dưới tên các thương hiệu trực thuộc là Buick, Cadillac và Chevrolet; General Motors cũng dự định tới năm 2030 sẽ chuyển một nửa công suất nhà máy của mình tại Trung Quốc sang sản xuất xe điện.

Volkswagen dường như rất lo lắng cho thị trường số 1 thế giới này, nên tại triển lãm xe Thượng Hải sắp tới, tập đoàn đã thuê nguyên chuyến 2 tàu bay để đưa những lãnh đạo cấp cao của tập đoàn và của các thương hiệu trực thuộc là Volkswagen, Audo, và Porsche tới.

Từ siêu đạo nhái, ngành xe nước này bất ngờ trở mình khiến loạt ông lớn GM Ford, Volkswagen rơi xuống đáy - Ảnh 5.

Gian triển lãm của NIO, phía xa là BMW. Ảnh: Gilles Sabrié / The New York Times

Các thương hiệu ngoài Trung Quốc như Volkswagen hay General Motors giới thiệu những mẫu xe điện có thiết kế không quá khác biệt so với xe sử dụng động cơ đốt trong, kỳ vọng có thể dần chuyển đổi sang xe điện. Nhưng tại Trung Quốc, khách hàng đã đi tới giai đoạn sẵn sàng cho những chiếc xe điện có thiết kế nội và ngoại thất hào nhoáng nhất có thể.

Anh Ben Cao là một fan cuồng thương hiệu xe thể thao Đức - Porsche; cá nhân anh cho rằng thiết kế của các thương hiệu ngoài Trung Quốc trông chán: "Xe của họ tụt xa quá, bất kể là xe Mỹ hay xe Đức. Trông chúng như không cùng thời đại".

Gu chọn xe tại Trung Quốc đã thay đổi rất nhanh. Anh Ben Cao là một thành viên tích cực trong một nhóm khoảng 350 chủ xe Porsche Panamera phiên bản Sport Turismo. Trong nhóm này, anh biết đến ít nhất 50 thành viên cũng mua mẫu SUV điện Li Auto L9.

Trên thực tế, Li Auto L9 là một mẫu xe lai điện, tức có cả động cơ xăng và động cơ điện. Nhưng khác kiểu lai điện như trên Toyota Prius - động cơ xăng tham gia vào hệ thống động lực, động cơ xăng trên Li Auto L9 chỉ có tác dụng sạc pin.

Tuy nhiên, anh Ben Cao lại cảm thấy động cơ đốt trong này có phần thừa. Anh dự tính sử dụng chiếc SUV điện này vào ban ngày và đỗ tại các bãi xe ở vùng ven Thượng Hải, sạc tại nhà qua đêm. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng ra tại Trung Quốc, hành trình di chuyển như của anh Ben Cao trở nên phổ biến. Nếu cần di chuyển đến các thành phố khác, anh Ben Cao sẽ mua vé máy bay, hoặc đi tàu cao tốc.

Từ siêu đạo nhái, ngành xe nước này bất ngờ trở mình khiến loạt ông lớn GM Ford, Volkswagen rơi xuống đáy - Ảnh 6.

Showroom của Xpeng. Ảnh: Qilai Shen / The New York Times

Không chỉ xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi, vị trí các hãng xe lựa chọn tại triển lãm xe cũng đã đổi khác. Ngày trước, các hãng xe nội địa Trung Quốc cố gắng ở gần các thương hiệu quốc tế như Mercedes và hy vọng rằng khách hàng khi tới thăm Mercedes thì sẽ qua thăm họ.

Nhưng thời thế thay đổi, chuyện ngược lại đã xảy ra: Các hãng xe Trung Quốc đang nằm ở hồng tâm. Cựu giám đốc Chrysler Trung Quốc, ông Bill Russo cho biết: "Bạn muốn ở gần họ - những hãng xe Trung Quốc mà có những mẫu xe điện được quan tâm nhất. Thương hiệu ngoại không còn cái danh đó nữa".

https://www.facebook.com/autoprovn