Trung tá Huỳnh Tấn Nam, Đội trưởng Đội Đèn tín hiệu, phụ trách Trung tâm điều khiển giao thông (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) cho biết, trong thời gian thí điểm vừa qua, kể từ đầu năm đến nay đã có trên 2.000 trường hợp vi phạm Luật Giao thông.

Các lỗi vi phạm chủ yếu đối với ô tô là lỗi vượt đèn đỏ, đi sai làn đường. Lực lượng chức năng cũng truy được 2 ô tô sử dụng biển kiểm soát giả lưu thông từ hình ảnh camera ghi lại.

Trong số những trường hợp trên, lực lượng cảnh sát chưa phát hiện ra trường hợp nào thuộc xe công vụ (xe biển xanh) vi phạm.

“Nếu phát hiện xe biển xanh vi phạm, chúng tôi cũng làm theo đúng quy định, đúng pháp luật…” Trung tá Nam nói.


Xe vi phạm sẽ được trung tâm xử lý dữ liệu thông báo cho các chốt giao thông.

Xe vi phạm sẽ được trung tâm xử lý dữ liệu thông báo cho các chốt giao thông.

Trung tá Nam cũng cho biết thêm, việc dùng hình ảnh từ camera để tiến hành xử lý phương tiện vi phạm sẽ được áp dụng bằng 2 hình thức.

Hình thức thứ nhất, thông báo bằng bộ đàm, gửi hình ảnh cho lực lượng CSGT cắm chốt, tuần tra trên các tuyến đường để dừng phương tiện rồi tiến hành xử lý.

Hình thức thứ 2 là dùng hình ảnh từ camera rồi gửi về địa chỉ của chủ xe đề nghị trình diện (xử phạt nguội).

Tuy nhiên việc xử phạt nguội chưa có chế tài đủ mạnh nên lực lượng CSGT rất mất thời gian trong việc xác minh đối với tài xế vi phạm. Hiện chưa có chế tài, quy định để tiến hành xử phạt chủ xe đối với trường hợp cho thuê, cho mượn.

"Việc phối hợp với Trung tâm điều khiển giao thông xử phạt phương tiện từ hình ảnh qua camera khá hiệu quả. Trung tá Nam đánh giá.


Màn hình theo dõi các phương tiện tham gia giao thông.

Màn hình theo dõi các phương tiện tham gia giao thông.

"Khi tổ công tác ra tín hiệu hành dừng phương tiện vi phạm, hầu hết các tài xế đều nghiêm túc chấp hành khi được tận mắt xem thông tin hình ảnh, tránh được lời qua tiếng lại, cãi lộn giữa người dân và lực lượng CSGT.

Khi xử phạt bằng hình thức này, lực lượng CSGT sẽ có quỹ thời gian để điều khiển giao thông, tháo gỡ ách tắc giúp người dân thuận tiện hơn trong việc lưu thông đi lại", Trung tá Lê Văn Tiến, Đội trưởng, Đội CSGT số 14.

Để làm được việc này, lực lượng CSGT cần căn cứ vào hợp đồng cho thuê, và chủ xe cho ai mượn để xử lý với tài xế điều khiển phương tiện vi phạm nên sẽ phải kéo dài hàng chục ngày.

Hiện nay, nhiều phương tiện sử dụng biển giả, xe ngoại tỉnh vi phạm Luật Giao thông đang gây không ít khó khăn cho lực lượng CSGT Công an thành phố Hà Nội.

Trung tá Nam nhấn mạnh, kể cả xe biển xanh vi phạm giao thông bị camera ghi lại, Trung tâm xử lý tín hiệu sẽ làm đúng trình tự, trích xuất hình ảnh và lập hồ sơ gửi đến đơn vị chủ quản.

Hoặc phương tiện ngoại tỉnh đi vào Hà Nội vi phạm giao thông, Trung tâm sẽ trích xuất hình ảnh và biên bản về Cục CSGT và các địa phương, nơi quản lý phương tiện.

Theo Trung tá Nam, để nâng cao hiệu quả trong việc xử "phạt nguội" và tránh gặp phiền phức cho cả người dân và lực lượng CSGT, khi trao đổi, mua bán, tặng… cần làm thủ tục sang tên đổi chủ.

Khi cho thuê cần làm hợp đồng, cho mượn cần xem xét người điều khiển phương tiện có đủ sức khoẻ, có bằng lái hay không nhằm tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.


Nơi điều khiển tín hiệu giao thông và bắt lỗi vi phạm của lực lượng CSGT Hà Nội.

Nơi điều khiển tín hiệu giao thông và "bắt lỗi" vi phạm của lực lượng CSGT Hà Nội.

Theo Trí Thức Trẻ