Sau 40 ngày ra quân lập lại trật tự vỉa hè cho người đi bộ (16/1 đến 26/2) từ việc lắp đặt barie, xử phạt lấn chiếm, vi phạm lòng lề đường, vỉa hè…, nhiều tuyến đường trên địa bàn quận 1, TP.HCM đã thật sự thông thoáng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào trưa ngày 27/2, bức tường tại giao lộ Nguyễn Trãi - Nam Quốc Cang (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) đã được đập bỏ, dọn dẹp thông thoáng, tạo điều kiện thuận tiện cho người đi bộ trên vỉa hè.

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 1.

Sau khi đập bỏ bức tường chắn ngang, vỉa hè đường Nguyễn Trãi trở nên thông thoáng

Còn tại vị trí trụ sở khu phố 6 nằm trên đường Nguyễn Trung Trực (phường Bến Thành) được ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch UBND quận 1 yêu cầu dỡ bỏ trước đó cũng đã được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng.

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 2.

Trụ sở của khu phố 6 đã hoàn toàn bị dỡ bỏ trên đường Nguyễn Trung Trực

Tuy nhiên, tại một số tuyến đường khác như Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trãi, Trần Đình Xu, Nguyễn Thị Minh Khai… sau khi đập bỏ các khu vực lấn chiếm vỉa hè vẫn còn ngổn ngang đất đá, chưa thu dọn khiến người đi bộ gặp nhiều khó khăn.

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 3.

Việc đổ đống đất đá trên vỉa hè đường Lý Tự Trọng khiến nhiều người đi bộ vấp ngã, phải đi xuống lòng đường

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 4.

Nhiều người đi bộ gặp khó khăn khi phải luồng lách qua các đống đất đá, xe cộ chắn trên vỉa hè

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 5.

Vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai vẫn trong tình trạng ngổn ngang đất cát do đơn vị thi công vỉa hè đang tiến hành sửa chữa.

Có rất nhiều đoạn đường đất đá chất đống, chiếm hết cả vỉa hè khiến người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường, rất nguy hiểm.

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 6.

Nam thanh niên này phải rất vất vả mới bước qua được đống gạch đá để băng qua đường

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 7.

Một người đàn ông lớn tuổi phải đứng lại, nhường đường cho người khác trên đường Lê Thánh Tôn bởi bị gạch đất cản đường

Chị Nguyễn Thị Thanh Mai (26 tuổi) cho biết: "Việc thi công làm lại vỉa hè cần phải được thực hiện nhanh chóng để người đi bộ dễ dàng di chuyển. Chứ cứ để đất đá ngổn ngang thế này, thêm xe máy leo lề nữa, rất nguy hiểm cho người đi bộ".

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 8.

Cảnh chen chúc, di chuyển khó khăn, nguy hiểm của người đi bộ khi cả xe máy, gạch đá đều thi nhau lên vỉa hè

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 9.

Nhiều người dân đã tự giác đập bỏ phần lấn chiếm trên vỉa hè trước khi lực lượng chức năng xử lý

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 10.

Sau đợt ra quân dẹp vỉa hè tối 26/2, một nhà hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai khẩn trương dọn dẹp, trả lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ

Để chấn chỉnh tình trạng xe máy thường xuyên leo lên vỉa hè, chạy ngược chiều gây nguy hiểm cho người đi bộ, trước đó quận 1 đã tiến hành lắp đặt barie trên vỉa hè một số tuyến đường. Tuy nhiên, việc lắp đặt này vẫn chưa thật sự thấy được hiệu quả "chặn" xe máy mà lại còn gây khó khăn cho người đi bộ khi di chuyển nên ngay sau đó các thanh chắn cũng đã được giản lược, bố trí lại.

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 11.

Những barie mới được lắp đặt trở lại để giúp người đi bộ, người khuyết tật dễ dàng di chuyển

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 12.

Từ 2-3 thanh barie, trên các tuyến đường này chỉ còn 1 thanh duy nhất khiến người đi bộ dễ dàng bước qua

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 13.

Tuy nhiên, việc xuất hiện của barie cũng gây khó người qua đường và du khách nước ngoài

Từ việc lắp đặt 2 hay 3 thanh chắn trên vỉa hè để ngăn cản xe máy leo lề, Sở Giao thông Vận tải TP HCM chỉ để lại một thanh chắn, chừa khoảng hở khá rộng để thuận lợi cho người khuyết tật lẫn người đi bộ khi đi trên vỉa hè.

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 14.

Khoảng trống giữa hai mép vỉa hè được nhiều người sử dụng thay vì phải bước qua thanh chắn barie

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 15.

Tuy nhiên, đây cũng là khoảng cách lý tưởng để các xe máy thi nhau leo lên vỉa hè

Tuy nhiên, chính việc lắp đặt này đã giúp những người vô ý thức thoải mái chạy xe lên vỉa hè mà không gặp bất kì khó khăn nào.

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 16.

Xe máy thi nhau leo vỉa hè đợi đèn đỏ

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 17.

Xe máy vẫn ngang nhiên chạy thẳng lên vỉa hè

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên các tuyến đường Lý Tự Trọng, đường Pasteur, Nguyễn Bỉnh Khiêm trưa 27/2, dù không phải giờ cao điểm nhưng có rất nhiều người chạy xe máy trên vỉa hè, chiếm hết cả đường đi của người đi bộ.

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 18.

Không còn gặp trở ngại bởi barie, rất nhiều người cho xe máy chạy thẳng lên vỉa hè, gây nguy hiểm cho người đi bộ

 TPHCM: Cận cảnh vỉa hè quận 1, sau 40 ngày thu dọn, trả lại cho người đi bộ - Ảnh 19.

Một phụ nữ cho xe chạy ngược chiều trên vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Chị Minh Anh (nhân viên văn phòng) cho biết: "Lúc trước có barie thì còn đỡ, nhiều người vô ý thức vẫn chạy lên nhưng di chuyển khó khăn hơn. Còn bây giờ thì xe máy cứ vô tư đua nhau đi trên vỉa hè, bóp còi inh ỏi, nhiều xe còn chạy rất nhanh, đi ngược chiều khiến tôi rất lo sợ va chạm khi đi trên vỉa hè".

Chính quyền quận 1 vẫn tích cực triển khai hoạt động lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Điểm đáng mừng là người dân ở những con đường lấn chiếm vỉa hè đã ý thức tháo dỡ phần vi phạm. Tuy nhiên ngoài các biện pháp chế tài "đòi" trả lại mặt bằng cho người đi bộ, vỉa hè có được thông thoáng hay không còn phụ thuộc vào ý thức của chính những người tham gia giao thông.