img
Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 1.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 2.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 3.

Xe Nhật từng nổi tiếng với chất lượng bền bỉ. Thực ra, ngày nay… vẫn vậy!

Tuy nhiên, trước sức ép từ những thay đổi và cập nhật công nghệ mang tính thời cuộc, những gã bảo thủ Nhật Bản tỏ rõ vẻ lúng túng. Danh tiếng về chất lượng bị ảnh hưởng mạnh sau những đợt triệu hồi hàng loạt, "cơn bão" túi khí Takata, bê bối thép Kobe hay việc Nissan, Subaru bị phát hiện để người thiếu chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm.  

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 4.

Năm 2017 chứng kiến lần đầu tiên, Kobe Steel – tập đoàn thép lớn thứ 3 Nhật Bản – thừa nhận hành vi làm giả thông tin chất lượng một số sản phẩm nhôm và đồng cung cấp cho nhiều tên tuổi như Honda, Toyota, Mitsubishi, Nissan…, thậm chí hãng máy bay Boeing. Một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy hãng đã "thao tác" dữ liệu về độ bền, độ cứng trên hơn 19 nghìn tấn nhôm, 2,2 nghìn tấn đồng.

Sự cố khiến giá trị vốn hóa thị trường của Kobe "bay hơi" gần 1 tỷ USD do giá cổ phiếu lao dốc. Ông Yoshihiko Katsukawa, lãnh đạo cấp cao của Kobe Steel, tiết lộ: Tổng cộng có tới 500 công ty khách hàng bị "liên lụy", cao hơn nhiều con số 200 đưa ra trước đó.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 5.

Mặc dù vậy, bê bối thép Kobe chỉ giống như giọt nước làm tràn ly. Niềm tin vào xe Nhật bị "gặm nhấm" từng ngày bởi những đợt triệu hồi đã trở thành "đặc sản" của làng ô tô.

Vào những ngày đầu tháng 10, ngành công nghiệp "rúng động" bởi việc Nissan thông báo triệu hồi 1,2 triệu xe tiêu thụ tại Nhật Bản. Kiểm tra thực tế vào ngày 18/9, các quan chức Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch phát hiện trước khi các phương tiện xuất xưởng, công đoạn kiểm tra chất lượng cuối cùng được tiến hành bởi những người không đủ chuyên môn và thẩm quyền. Đáng lo ngại hơn, hiện tượng xuất hiện ít nhất từ năm 1979 nhưng vẫn tiếp diễn ngay cả khi Nissan đã bị "nhắc nhở".

Trong một buổi họp báo hôm 2/10 tại trụ sở của hãng, Chủ tịch Hiroto Saikawa cúi đầu nhận lỗi vì những sai phạm. Hãng cũng phải ngưng hoạt động tại 6 cơ sở trong vòng 2 tuần để khắc phục.

Ngay sau Nissan, Subaru thông báo triệu hồi khoảng 400 nghìn xe được sản xuất từ tháng 1/2014 - tháng 10/2017 tại thị trường nội địa vì lý do tương tự.

Bên cạnh đó, một trong những bê bối lớn nhất năm vừa qua vẫn nằm ở đợt triệu hồi xe hàng loạt do lỗi túi khí Takata. Con số người chết liên quan tới lỗi kỹ thuật của Takata tới nay đã lên tới 20 nạn nhân. Các đợt triệu hồi vẫn liên tiếp được công bố dù hãng túi khí Nhật Bản đã công bố phá sản và bán mình cho hãng đối thủ Key Safety Systems (KSS) của Mỹ với giá 1,6 tỷ USD. Vụ phá sản và thương vụ bán mình này cũng được liệt vào danh sách những biến động kinh tế lớn nhất năm 2017.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 6.

Bê bối khí thải dường như trở thành "nỗi ám ảnh" của Volkswagen. Hãng xe Đức từng là tâm điểm của các cuộc điều tra kéo dài, đối diện mức án phạt kỷ lục vì sử dụng phần mềm đặc biệt trên xe diesel nhằm qua mặt các bài thử nghiệm. Lượng khí thải từ các dòng xe diesel của "ông lớn" Volkswagen còn bị nghi là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến 5.000 ca tử vong tại châu Âu mỗi năm.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 7.

Theo hãng tin CNN, tính đến tháng 10/2017, thiệt hại từ bê bối khí thải của Volkswan tăng lên mức 30 tỷ USD, hàng loạt quan chức của hãng cũng vướng vòng lao lý vì hành vi "gian lận".

Ngày 28/9, văn phòng công tố viên ở Munich xác nhận đã bắt ông Wolfgang Hatz, cựu Giám đốc mảng động cơ của VW. Trước đó, Giám đốc điều hành Oliver Schmidt nhận tội tại tòa án Detroit (Mỹ), đối mặt với khoản tiền phạt 40-400.000 nghìn USD cùng bản án 7 năm tù.

Không riêng Volkswagen mà một số nhà sản xuất khác cũng bị liên đới trong bê bối. Ngày 22/7, Ủy ban châu Âu đã xác nhận thông tin trên tạp chí Der Spiegel của Đức về việc cơ quan đang mở một cuộc điều tra nhằm vào cáo buộc các hãng xe, bao gồm VW, BMW, Daimler... thường xuyên "gặp gỡ" nhau để thỏa thuận về những thông số kỹ thuật cho các chi tiết từ ly hợp, phanh xe cho đến hệ thống phát thải.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 8.

Triển lãm xe thường là dịp để các hãng xây dựng hình ảnh và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm, công nghệ mới nhất. Tuy nhiên, Triển lãm ô tô Frankfurt – một trong những sự kiện xe được mong chờ nhất năm 2017 – lại nhận "tin dữ" khi đồng loạt 9 nhà sản xuất tuyên bố vắng mặt, bao gồm Fiat, Peugeot, Nissan, Alfa Romeo, Jeep, Volvo, Mitsubishi, DS và Infiniti.

Dù không công bố nhưng hầu hết ai cũng hiểu rằng nguyên nhân chính là các triển lãm ô tô chiếm khoản ngân sách không nhỏ của các nhà sản xuất, trong khi hiệu quả có thể không như mong đợi. Bên cạnh đó, thông tin về nhiều mẫu xe cũng đã "lộ" gần hết trước khi diễn ra sự kiện khiến người xem không còn mặn mà.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 9.

Thay vào đó, các hãng có xu hướng tự tổ chức những sự kiện riêng để ra mắt xe, vừa cắt giảm chi phí không cần thiết, vừa đem đến cho khách tham quan những trải nghiệm thực tế hơn.

Chung cảnh ngộ, Triển lãm ô tô Tokyo cũng "buồn" hơn bởi những hãng xe hàng đầu của Mỹ đều từ chối tham dự. Đây là lần thứ 5 liên tiếp, GM và Ford vắng mặt, làm dấy lên nghi ngờ về sự quan tâm của họ trước một thị trường "khắc nghiệt" với xe Mỹ như Nhật Bản.

Những năm gần đây, số lượng nhà sản xuất tại Tokyo Motor Show giảm dần khi không ít tên tuổi chuyển sang Trung Quốc – thị trường ô tô lớn nhất thế giới – và tìm kiếm cơ hội tại Triển lãm ô tô Thượng Hải hay Triển lãm ô tô Bắc Kinh.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 10.

20/10/2017 là ngày đặt dấu chấm hết cho ngành sản xuất ô tô Úc khi GM đóng cửa nhà máy Holden. Trước GM, Toyota cũng đóng cửa dây chuyền sản xuất xe Camry ngay trong tháng 10.

Đây là hai hãng xe cuối cùng còn "cầm cự" sau khi một loạt tên tuổi khác đều rút khỏi do những áp lực từ thị trường. Đích thân Thủ tướng Malcolm Turnbull đã có một bài phát biểu trấn an hàng nghìn công nhân mất việc.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 11.

Tuy nhiên, "cái chết" của ngành ô tô Úc không có gì quá nhạc nhiên. Đó là hậu quả tất yếu của những hiệp định thương mại song phương mà nước này ký kết trong suốt 20 năm qua, mở đường cho xe nhập ồ ạt xâm nhập thị trường, giành "miếng bánh" của xe nội. Kể từ năm 1997 đến nay, chính phủ Úc ký kết 10 hiệp định kinh tế khác nhau, kéo theo thuế nhập khẩu ô tô giảm từ 15% xuống còn 5%. Bên cạnh đó, chi phí lao động cao, sự thay đổi trong sở thích khách hàng cũng là những nhân tố góp phần đẩy ngành ô tô Úc xuống vực thẳm.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 12.

Không thể phủ nhận trong năm vừa qua, ngành công nghiệp đã chịu nhiều "tổn thương" khi liên tục gặp phải sự cố. Nhưng từ một khía cạnh khác, thị trường xe thế giới vẫn đang chuyển mình với hy vọng đến từ mảng xe điện, xe tự lái, cơn gió mới trong thiết kế xe Nhật hay những kỷ lục liên tục được thiết lập.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 13.

Xe điện và xe tự lái vẫn là những đề tài thu hút sự quan tâm khi hầu hết các "ông lớn" đều thể hiện tham vọng dẫn đầu phân khúc hứa hẹn này. Điển hình là việc BMW công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt xe điện vào năm 2020. Giám đốc điều hành Harald Krueger cho biết các nhà máy của hãng đã sẵn sàng nếu nhu cầu sử dụng xe chạy pin "cất cánh".

Ngày 16/11, "đồng hương" Volkswagen (VW) cùng đối tác Trung Quốc cho biết từ nay đến năm 2025 sẽ phát triển và sản xuất 40 mẫu xe hybrid và xe điện tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Những sản phẩm đầu tiên dự kiến ra mắt ngay trong năm 2018.

Trước đó, Mazda, Toyota và Denso chính thức bắt tay thành lập liên minh phát triển xe điện có tên gọi C.A.Spirit. Toyota đầu tư số tiền gần 90 nghìn USD và nắm giữ 90% cổ phần. Denso, Mazda chia đôi số cổ phần còn lại.

Hai trong những rào cản lớn nhất khiến xe điện chưa thực sự phổ biến là chi phí pin cũng như cơ sở hạ tầng các trạm sạc. Tại Triển lãm ô tô Frankfurt, hãng điện tử Samsung ra mắt bộ pin đa chức năng dành cho xe điện với phạm vi tới 700km. Mới đây, bốn "đại gia ô tô" bao gồm BMW, Ford, Daimler và Volkswagen cũng ký kết thỏa thuận thành lập liên doanh để phát triển một mạng lưới trạm sạc xe điện công suất 350kW ở khu vực châu Âu.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 14.

Tesla vẫn chứng tỏ là một đối thủ "đáng gờm" trên thị trường xe điện. Đầu tháng 7, mẫu xe điện "giá rẻ" Model 3 đầu tiên chính thức xuất xưởng tại nhà máy của hãng ở California, Mỹ. Tesla đặt mục tiêu sản xuất 500 nghìn xe Model 3 mỗi năm. Trước đó, vào thời điểm ra mắt cách đây hơn 1 năm, Tesla Model 3 đã tạo "cơn sốt" với hơn 325.000 đơn đặt hàng chỉ trong 1 tuần, thậm chí mẫu xe được ví như "iPhone của ngành công nghiệp ô tô". Tại Mỹ, phương tiện có mức giá 35.000 USD chưa tính đến các khoản ưu đãi, thấp hơn nhiều giá bán của "người anh em" Model S hay Model X.

Màn ra mắt Semi đánh dấu cột mốc mới của Tesla với chiếc xe tải điện lớn nhất từng được phát triển. Mẫu xe sở hữu ngoại hình khác biệt mang đậm tính tương lai. Thay vì gương chiếu hậu thông thường, Semi được trang bị các camera quan sát xung quanh giúp loại bỏ điểm mù. Đặc biệt, tính năng Autopilot có khả năng kích hoạt phanh khẩn cấp, duy trì làn đường, đảm bảo an toàn khi vận hành trên đường cao tốc. Chiếc xe tải hạng nặng cần 5 giây để tăng tốc từ 0-100km/h, phạm vi hoạt động 800km.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 15.

Bên cạnh xe điện, mảng xe tự lái cũng "sôi động" không kém. Tại Triển lãm ô tô Frankfurt, Audi thu hút sự chú ý khi "trình làng" concept xe tự lái Aicon cấp độ cao nhất. Xe sở hữu khoang nội thất hiện đại và không có sự xuất hiện của vô-lăng hay ghế lái mà chỉ có ghế ngồi dành cho hành khách. Màn hình cảm ứng chạy quanh thân xe giúp việc điều khiển các tính năng trở nên dễ dàng. Audi cho biết xe đi được quãng đường 800km sau mỗi lần sạc.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 16.

Vào khoảng cuối tháng 10, hãng xe Nhật Nissan bất ngờ thử nghiệm công nghệ tự lái ProPilot thế hệ mới trên đường phố Tokyo với sự tham gia của mẫu Infiniti Q50. Hệ thống bao gồm các camera, sonar, radar, máy quét laser cùng bản đồ có độ phân giải cao. Theo nhà sản xuất, xe có thể vận hành tự động trên cao tốc hay trong phố kể từ thời điểm người lái nhập điểm đến.

Tại Triển lãm Tokyo Motor Show 2017, Nissan tiếp tục đem đến mẫu xe tự lái IMx với phạm vi 600km. Nội thất xe hướng tới một không gian rộng rãi với màn hình điều khiển toàn cảnh OLED cho góc nhìn rộng. Người lái có thể kiểm soát các chức năng bằng cử chỉ hoặc ánh mắt. Khi chế độ tự lái kích hoạt, vô-lăng sẽ tự động thu gọn lại, các hàng ghế lùi lại tạo cảm giác thư thái cho hành khách trong suốt chuyến đi.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 17.

Không riêng các hãng xe mà nhiều hãng điện tử và công nghệ như LG, Samsung, Apple, Facebook đều "nhăm nhe" phân khúc xe tự lái. Sau rất nhiều đồn đoán, CEO Tim Cook của Apple cuối cùng đã lên tiếng xác nhận Táo khuyết đang đầu tư vào các hệ thống tự hành. Hãng cho biết công nghệ có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, không chỉ bó hẹp ở các phương tiện giao thông.

Tại Triển lãm Frankfurt diễn ra ở Đức, Giám đốc vận hành Facebook Sheryl Sandberg tuyên bố mạng xã hội sẽ tích cực hợp tác với các nhà sản xuất xe hơi trong những lĩnh vực như xe điện và xe tự lái. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh Facebook không có ý định sản xuất ô tô.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 18.

Vốn là một trong những tên tuổi "tiên phong" về xe tự lái, Google thành lập riêng công ty con có tên gọi Waymo chuyên nghiên cứu về công nghệ này. Waymo còn xây dựng cả một thành phố tại bang California (Mỹ) để phục vụ hoạt động thử nghiệm các mẫu xe tự hành.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 19.

Dù có giảm sức hút so với những năm về trước nhưng Triển lãm Tokyo 2017 đã chứng kiến màn "lột xác" thực sự về thiết kế của xe Nhật.

Môi trường cạnh tranh khốc liệt, khoảng cách về chất lượng giữa xe Nhật với các đối thủ ngày càng rút ngắn khiến các hãng xe "xứ sở hoa Anh Đào" bắt tay vào một cuộc phục hưng nhằm lấy lại ánh hào quang trong quá khứ. Trong kỳ triển lãm vừa qua, các nhà sản xuất đã đem đến một "cơn gió lạ" với những mẫu xe sở hữu đường nét gợi cảm cùng thần thái tươi mới.

Trong số các tên tuổi như Subaru, Toyota, Honda, Mazda hay Mitsubishi, một số tìm về những giá trị văn hóa truyền thống như thanh kiếm samurai hay khu vườn đá đã trở thành nét đặc trưng trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đặc biệt, sự tối giản chính là kim chỉ nam xuyên suốt xu hướng thiết kế mới tại Nhật Bản.

Một số sản phẩm nổi bật tại sự kiện như mẫu concept Mazda Kai và Mazda Vision Coupe với thiết kế thanh lịch đi theo ngôn ngữ Kodo. Mitsubishi giới thiệu e-Evolution, Subaru vén màn Viziv Performance Concept được đánh giá là mẫu xe ý tưởng đẹp nhất của hãng.

Toyota cũng góp mặt với concept có tên gọi Tj Cruiser. Mẫu xe sở hữu thiết kế khác lạ, lai giữa dòng SUV rắn rỏi cùng tính hữu dụng của những chiếc xe van. Trong khi đó, với IMx concept, Nissan phần nào hé lộ thiết kế những mẫu xe thương mại của hãng trong tương lai nhờ những đường nét sắc sảo và lôi cuốn.

img
img
img
img
img
img

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 21.

Nếu như trước đây, wagon, sedan hay hatchback là những phân khúc "thống lĩnh" thị trường thì càng ngày, người tiêu dùng càng có xu hướng chuyển sang những dòng xe đa dụng như CUV, SUV…

Một số nguyên nhân khiến xe SUV bán chạy là công nghệ động cơ cải tiến, tăng hiệu quả nhiên liệu, mức giá đa dạng. Bên cạnh đó là những thay đổi về thiết kế và các tính năng an toàn.

Theo công ty nghiên cứu thị trường IHS Market, tỷ lệ khách hàng Mỹ trung thành với crossover và SUV tăng từ 53% (năm 2012) lên 66% (tháng 4/2017). Chỉ riêng 4 tháng đầu năm qua, 2/3 số người sở hữu xe sedan đã chuyển sang mua một chiếc crossover hoặc SUV mới.

Không Riêng Mỹ mà tại Hàn Quốc, xe thể thao đa dụng cũng được ưa chuộng hơn, trong đó có phân khúc SUV hạng sang. Ngày 27/8, Hiệp hội các nhà sản xuất - nhập khẩu ô tô nước này công bố số liệu cho thấy lượng tiêu thụ xe SUV đang trên đà đi lên.

Để bắt kịp xu thế, các hãng xe như Mercedes-Benz, BMW đều giới thiệu những mẫu SUV nâng cấp. Chúng được đón chào bất chấp mức giá có thể cao "ngất ngưởng". Kết thúc 7 tháng đầu năm, Mercedes-Benz bàn giao cho khách hàng 2.908 xe GLE, tăng mạnh so với con số 1.725 xe cùng kỳ năm 2016. Lượng tiêu thụ BMW X5 đạt 1.936 xe cùng khoảng thời gian.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 22.

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 23.

Bên cạnh những "mảng sáng" như sự bùng nổ của phân khúc xe đa dụng hay tiềm năng ở công nghệ xe điện và xe tự lái, ngành công nghiệp ô tô 2017 cũng đón chào không ít mẫu xe đánh dấu những cột mốc và kỷ lục mới.

Xe êm ái nhất

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 24.

Trước hết phải kể đến "siêu phẩm" Rolls-Royce Phantom thế hệ thứ VIII ra mắt tại London (Anh), 14 năm sau khi thế hệ thứ 7 được giới thiệu trước công chúng. Phantom VIII đã trải qua 6 năm nghiên cứu và phát triển. Mẫu xe sở hữu kết cấu khung hoàn toàn mới làm bằng nhôm. Đây cũng có thể là kết cấu mà Rolls-Royce sẽ ứng dụng cho các sản phẩm trong tương lai của hãng.

Rolls-Royce Phantom thế hệ VIII được mệnh danh là mẫu xe vận hành êm ái nhất thế giới nhờ trang bị khoảng 130kg vật liệu cách âm cho nội thất. Ngoài ra, hệ thống treo khí nén còn tự động thực hiện các điều chỉnh cần thiết khi phương tiện di chuyển ở vận tốc 100km/h.

Xe đua drag nhanh nhất

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 25.

Với thành tích 9,65 giây cùng vận tốc tối đa 225km/h, Dodge Challenger SRT Demon 2018 được tổ chức quốc tế về đua xe drag NHRA chứng nhận là mẫu xe có thời gian đua drag ¼ dặm nhanh nhất thế giới. Sức mạnh trên xe đến từ động cơ V8 6.2L tăng áp cho công suất tới 840 mã lực. Kết hợp cùng hộp số tự động 8 cấp, SRT Demon 2018 mất 2,3 giây để tăng tốc từ 0-100km/h.

Xe thương mại nhanh nhất

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 26.

Danh hiệu xe thương mại nhanh nhất thế giới thuộc về Koenigsegg Agera RS với vận tốc 447,2km/h, phá vỡ kỷ lục trước đó của "ông hoàng tốc độ" Bugatti Veyron Super Sport. Agera RS sử dụng động cơ tăng áp V8 5.0L sản sinh công suất tới 1.380 mã lực cùng mô-men xoắn 1.370Nm. Đi kèm là hộp số 7 cấp với lẫy chuyển số thông minh tích hợp trên vô lăng.

Xe bán tải hạng sang đầu tiên

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 27.

Với X-Class, Mercedes-Benz trở thành thương hiệu ô tô hạng sang đầu tiên ra mắt một mẫu xe bán tải. Thay vì phong cách hầm hố, mẫu xe gây ấn tượng ở vẻ bóng bẩy, đúng "chất" thương hiệu ngôi sao bạc. Một số công nghệ đáng chú ý bao gồm hệ thống cảnh báo sai làn đường, camera giúp đọc biển báo giao thông hay hệ thống phanh khẩn cấp. Tại sự kiện ra mắt, đại diện của hãng tuyên bố X-Class có tính năng kết nối thông minh, kết hợp với điện thoại thông minh hay thiết bị đeo tay của người dùng. Giá bán của xe khoảng 43.000 USD.

Siêu xe điện nhanh nhất thế giới

Hãng xe điện Tesla "gây sốc" khi bất ngờ ra mắt Roadster thế hệ thế 2 được đánh giá là xe thương mại có khả năng năng tốc nhanh nhất thế giới. Xe chỉ cần 1,9 giây để đạt vận tốc 100km/h, 4,2 giây để đạt 160km/h. CEO Elon Musk tự tin tuyên bố "Nó còn nhanh hơn máy bay phản lực".

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 28.

Về thiết kế, Roadster thế hệ mới cũng là một bước đột phá của Tesla. Mặt trước xe nổi bật nhờ cặp đèn LED mỏng, thân xe với những đường nét mượt mà. Các cánh gió lớn giúp đạt hiệu quả khí động học, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ. Dự kiến, xe được bán ra từ năm 2020 với mức giá 250 nghìn USD cho 1.000 khách hàng đầu tiên.

Siêu SUV nhanh nhất thế giới

Toàn cảnh thị trường ô tô thế giới 2017: Bức tranh nửa sáng, nửa tối - Ảnh 29.

Phân khúc SUV bùng nổ nên ngay cả hãng siêu xe như Lamborghini vốn trung thành với xe thể thao hai cửa cũng không thể ngồi yên. Ngay những ngày cuối năm 2017, thương hiệu siêu bò đã kịp trình làng bản sản xuất thương mại của mẫu concept cùng tên Urus sau khoảng 5 năm thai nghén.

Các thông số công bố từ nhà sản xuất cho thấy Lamborghini Urus đã xô chính đối thủ Bentley Bentayga xuống vị trí thứ 2 khi xét về tốc độ trên phân khúc SUV sang trọng. Vận tốc tối đa 305 km/h là ước mơ mà chưa mẫu SUV nào khác đạt được. Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 3,6 giây. Hệ thống phanh gốm carbon lớn chưa từng có trong phân khúc để hãm sức mạnh tương đương 650 chú ngựa. Bentley Bentayga cũng phải ngả mũ trước tốc độ của anh em cùng nhà Lamborghini Urus.

Sự ra đời của Urus đã đặt thêm áp lực cho Lamborghini, với kế hoạch lắp ráp khoảng 1.000 xe mỗi năm, sau đó tăng lên 3.500 chiếc hàng năm kể từ 2019. Ông Domenicali cho biết, nếu nhu cầu khách hàng tăng cao, hãng có thể nâng công suất nhà máy lên 4.000 chiếc.

Hoàng Hoàng
Zin
Theo Trí Thức Trẻ