Những người tiền nhiệm của Suzuki ra đi theo thứ tự lần lượt ra đi bao gồm Isuzu Motors, Daewoo Motors và Daihatsu Motors. 

Có câu “Con đường dẫn đến thành công thường khác nhau và con đường của sự thất bại thường giống nhau”, chúng ta cùng xem lại câu chuyện của bốn thương hiệu bị thất sủng này. 

Suzuki không thể tìm được chỗ đứng của mình tại Hoa Kỳ đến từ bộ sưu tập kiểu mẫu nghèo nàn của mình dựatrên nhưng mẫu chung đang áp dụng phổ cập trên toàn thế giới, trong khi người Mỹ thì luôn nổi tiếng về cá tính và đòi hỏi cao. 

Ngoài ra, khả năng vượt qua những khó khăn về tài chính như vấn đề thay đổi tỉ giá liên tục giữa đồng Yên và dollar, cũng như một ngân sách nghèo nàn dành cho marketing và bán hàng đã góp phần đánh gục hãng xe nổi tiếng với mẫu Samurai này. 

Nhưng câu chuyện của Suzuki lại được xem không giống nhiều với Deawoo của Hàn Quốc hay hai đồng hương Isuzu và Daihatsu. 

Là thương hiệu Hàn duy nhất trong bảng tử thần, Deawoo được coi như là đứa trẻ chết yểu tại đây do chất lượng tồi và một loạt chiến lược marketing khó hiểu chẳng hạn như thuê sinh viên đại học bán xe ngay ở trong khuôn viên ký túc. 

Thậm chí khi đã tạm gọi là có được một hệ thống bán hàng thì ô tô Deawoo lại thường được bán nhiều hơn ở các cây xăng đa chức năng hay các bãi xe cũ chứ không phải tại các đại lý chuyên biệt. 

Trường hợp được cho là đáng tiếc nhất là của Isuzu khi hãng xe SUV và tải nổi tiếng của Nhật Bản đã không thực sự sống chết với thị trường hơn 300 triệu dân này. 

Xe SUV của Isuzu đã từng tung hoành tại 51 bang từ Đông sang Tây trong giai đoạn cực thịnh của trào lưu xe hai cầu và bán tải những năm 90 của thế kỷ trước nhưng để rồi đến cuối con đường đã xuống dốc không phanh bởi mẫu mã không được trau chuốtvà cập nhật công nghệ thường xuyên. 

Nhận thức được vấn đề, Isuzu đã cố gắng thay đổi kiểu dáng và công nghệ nhưng mọi việc dường như đã quá muộn khi hình ảnh quê kệch của hãng xe này đã ăn sâu vào tiềm thức của người Mỹ. 

Tương tự như câu chuyện của đàn em Suzuki, Isuzu cũng đã không thực sự mạnh tay đầu tư cho các chiến dịch quảng cáo và bán hàng, cái mà đã có thể làm thay đổi nhận thức của người Mỹ về nhãn hiệu này. 

Trong bốn kết cục buồn thì hãng xe nhỏ Daihatsu có lẽ đã bình tâm nhất bởi sự thất bại của họ tại Mỹ không phải do chủ quan mà do khách quan mang lại. 

Daihaisu khởi nghiệp ở Hoa Kỳ trong giai đoạn được xem là trớ trêu khi cả Nhật và Mỹ vừa ký hiệp định cấm nhập xe cỡ nhỏ từ thị trường khác, và thế là Daihatsu với toàn xe cỡ nhỏ tự nhiên bị nghỉ chơi tại đây. 

Nổi tiếng về sự nghiêm túc và sắt đá trong các hiệp định với nước ngoài, bộ Ngoại Thương và Công Nghiệp Nhật Bản đã ngăn khoảng 17 ngàn xe Daihatsu đang chờ xuất cảnh sang Mỹ tại ngay cảng Osaka, chính thức làm tan “Giấc mộng Mỹ” cả hãng xe này. 

Khi giấc mộng Mỹ trở thành ác mộng

Thương hiệu

Hoàng kim

Ngày tháng cuối

Daihatsu

15,409 (1989)

1993

Daewoo

68,360 (2000)

2002

Isuzu

127,630 (1986)

2009

Suzuki

101,884 (2007)

2012

 

 

 

(Nguồn: Trung tâm dữ liệu ô tô Hoa Kỳ)