Vụ thu hồi mới đây nhất có lẽ sẽ đi vào lịch sử của hãng xe sang Anh Quốc do quy mô của nó. Aston Martin phải thu hồi tất tới 17.590 xe, bao gồm tất cả các mẫu xe tay lái thuận sản xuất từ tháng 11 năm 2007 và tất cả các mẫu xe tay lái nghịch sản xuất từ tháng 5 năm 2012. Ước tính con số này chiếm 75% tổng số toàn bộ xe sản xuất trong giai đoạn này của hãng. Nguyên nhân là hãng đã phát hiện ra đối tác Trung Quốc của mình đã sử dụng vật liệu nhựa nhái, kém phẩm chất để cung cấp cho mình.

Riêng mẫu xe Vanquish không bị ảnh hưởng bởi vụ thu hồi này.

Cụ thể, Aston Martin phát hiện ra Shenzhen Kexiang Mould Tool Co. Ltd., một nhà thầu phụ chịu trách nhiệm đóng khuôn các bàn đạp ga của xe đã sử dụng vật liệu nhựa giả, cung cấp bởi công ty Vật liệu nhựa tổng hợp của Dongguan. Tài liệu này đã được cung cấp bởi ủy ban an toàn giao thông đường bộ Mỹ. 

Các mẫu xe thu hồi thuộc các model từ 2008 đến 2014 bởi bàn đạp ga có thể bị vỡ, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Động cơ xe sẽ về trạng thái không tải và người lái không thể duy trì hoặc tăng tốc nếu sự cố vỡ chân ga xảy ra. 

Sarah Calam, phát ngôn viên của Aston Martin cho biết hiện chưa có bất kỳ báo cáo nào liên quan đến tai nạn hoặc chấn thương do lỗi bàn đạp của Aston Martin. Cô cũng cho biết ảnh hưởng về mặt kinh tế đối với hãng là nhỏ, tuy nhiên cô từ chối đưa ra con số chính thức.

Số tiền hãng thiệt hại là bao nhiêu hiện là con số rất được quan tâm, bởi Aston Martin hiện đang dồn sức chi trả cho quá trình phát triển của hàng loạt các mẫu xe mới, trong khi các đối thủ khách như Bentley thuộc VW, Rolls Royce thuộc BMW có thể dựa vào công ty mẹ. 

Hiện tại chủ sở hữu của Aston Martin là quỹ tín dụng đầu tư công nghiệp tư nhân của Italia mang tên Adeem Investment &  Prime Wagon có trụ sở tại Kuwait. Daimler AG của Đức có cổ phần dưới 5% của nhà sản xuất ô tô xuất xứ Anh Quốc này.

Aston Martin hiện bán xe trên 41 quốc gia và lãnh thổ, trong đó 7,271 xe ở Châu Âu và 5001 xe ở Mỹ thuộc diện thu hồi. 

Do vấn đề này, Aston Martins hiện không tiếp tục sử dụng nhà thầu phụ và sẽ được cung cấp phụ tùng trực tiếp từ nhà phân phối DuPont. 
Cả Aston Martin và DuPont đều trực tiếp cử người tới Trung Quốc để giám sát quát trình sản xuất tất cả các pedal, bao gồm việc xác định từng bao nhựa của DuPont. 

Phát ngôn viên của hãng cũng khẳng định Aston Martin sẽ nhanh chóng đưa việc sản xuất pedal từ Trung Quốc trở về Anh Quốc “nhanh nhất có thể”.
Tháng 5/2013, Aston Martin phải thu hồi 2832 xe trên toàn cầu để thay thế chân gas au khi phát hiện ra vật liệu sử dụng không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. 

Sau đó công ty lại tiếp tục phải thu hồi `16.825 xe, và yêu cầu sử dụng vật liệu sản xuất bởi DuPont. 

Tuy vậy, trong quá trình lắp đặt bộ phận thay thế ở một đại lý ở Connecticut, pedal thay thế lại tiếp tục bị vỡ khiến Aston Martin đã dừng quá trình thay thế này và phát hiện ra vật liệu nhựa giả đã được sử dụng thay thế cho vật liệu thật của DuPont.

Đây không phải là lần đầu tiên DuPont gặp các vấn đề về giả mạo sản phẩm và hàng nhái, hàng giả liên quan tới Trung Quốc. 

Năm 2011, một doanh nhân California đã bị khởi tố vì ăn cắp bí mật kinh doanh của DuPont và bán cho một công ty Trung Quốc. Quá trình xét xử vụ việc này hiện vẫn chưa kết thúc.