Thiết kế gai góc

‏"Chị thấy chiếc xe của chị không phải thuộc dạng đẹp quá, khiến ai nhìn cũng phải trầm trồ lên", một phụ nữ U40 sở hữu Subaru Forester đời 2020 chia sẻ với tôi trong lúc nhâm nhi cafe viết bài này. ‏

‏"Nhưng mà em thấy đấy, chị đâu cần điều đó, chị muốn là chị, đi cafe mà không ai nhìn ngó", vừa cầm cốc capuchino, vừa nhìn về phía chiếc xe, nữ chủ nhân của chiếc xe gốc Nhật nhập Thái gật đầu tâm đắc khẳng định. ‏

‏Chị nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại nguồn gốc vì nói "có đôi lần bị hỏi xe Trung Quốc à?". Chị đùa lại tôi: "Thì đó, sầu riêng thi thoảng còn bị nhầm là mít mà em!". Cuộc nói chuyện bon bon với sự ví von có phần văn chương đó. ‏

‏Không bóng bẩy như lê, xoài, táo, cam,... sầu riêng gai góc khiến không phải ai cũng dễ chạm vào và chinh phục. Subaru Forester cũng vậy, chiếc xe gầm cao cỡ C khó có cửa cạnh tranh với những Honda CR-V, Mazda CX-5 đồng hương hay những hàng Mỹ Ford Territory, hàng Hàn Kia Sportage,... về độ đẹp. ‏

‏Nhưng nếu về độ hiếm thì khác hẳn. Không phải ở đâu cũng trồng được sầu riêng, không phải siêu thị nào cũng bán sầu riêng. Subaru có đúng 4 nhà máy trên toàn cầu thì 2 cái ở Nhật, 1 cái ở Mỹ và cái còn lại ở Thái Lan - nơi xuất xe về Việt Nam để giảm được hàng trăm triệu tiền thuế. Vậy nên, nếu cần thứ gì đó không phải CR-V, CX-5 nhan nhản ngoài đường thì Forester là lựa chọn như thế. 

Subaru Forester - ‘Sầu riêng’ trong chợ xe Việt Nam  - Ảnh 2.

Subaru Forester phiên bản mới trong buổi lễ ra mắt tại Thái Lan - Ảnh: Subaru Thái Lan

Nghe có vẻ đối chọi khi vừa muốn khác biệt, vừa muốn không bị để ý. Nhưng những gì chiếc xe này mang tới là sự đơn giản. ‏

‏"Đơn giản là khác biệt. Vì đôi khi, trong một số thời khắc, sự khác biệt và khoảng cách giữa chúng ta và người khác có lẽ chỉ đơn giản là họ đã trang điểm còn bạn thì để mặt mộc!", người phụ nữ U40 tiếp lời. ‏

‏Nhưng tất nhiên, người ăn được sầu riêng và chơi được Subaru Forester không đơn giản đến thế. ‏

"Độ ngon" không dễ cảm nhận

‏Sầu riêng ngon - điều không ai bàn cãi vì nó đã được coi là thứ quả đặc sản. Nhưng không phải ai cũng chịu được cái mùi đặc trưng của nó. Những người không ăn được sẽ cho đó là khó ngửi. Những người ăn được thì mê mệt mỗi khi ngửi thấy. Họ thậm chí lùng sục để mua tới vài (chục) cân một lần, tìm mọi cách để xách tay, ký gửi về nhà thưởng thức hay chia sẻ với "hội những người ăn được sầu riêng". ‏

‏Những ai không chọn Subaru Forester hay nói rằng: "Sao cái xe như thế mà cũng mua nhỉ?". Những ai đã sở hữu Subaru Forester thì mê mệt với nó, tự hào với sự đơn giản khác biệt nhưng quan trọng hơn là cái chất ngon không dễ cảm nhận: cảm giác lái.‏

‏Cảm giác lái là thứ gì đó mơ hồ. Nhưng tựu chung, đó là cảm giác khi cầm lái, được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố từ xe tác động tới hành vi điều khiển chiếc xe đó. Subaru Forester cho sự chắc chắn từ khung gầm và cảm giác an tâm khi vần vô lăng. ‏

Sự chắc chắn của khung gầm không dễ cảm nhận nếu chỉ đi đường bằng. Hiểu điều đó, Subaru Thái Lan đưa ra các bài thử sa hình để giới truyền thông cảm nhận ở sự kiện ra mắt bản mới của Forester vừa qua. Đó là đường thử bùn lầy và slalom (lái xe zic zắc). 

Subaru Forester - ‘Sầu riêng’ trong chợ xe Việt Nam  - Ảnh 3.

Forester như được thả về rừng trong bài thử địa hình - Ảnh: Subaru Thái Lan

img
img

Trên đường thử bùn lầy, Forester như được thả về rừng, về với địa hình mà nó được thể hiện hết khả năng, về với địa hình mang đúng tên gọi "Forest" của nó. Thứ mang lại sự chắc chắn cho mẫu SUV cỡ C là chế độ X-MODE mới bổ sung cho hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian đối xứng (SAWD). Nghe có vẻ phức tạp nhưng chỉ nhờ 1 nút xoay, người lái có thể trao sự tin tưởng cho xe để dễ dàng xử lý qua những cung đường không bằng phẳng hoặc những đoạn dốc khó khăn. ‏

‏Auto Restore (tự động khôi phục) của X-MODE mới giờ đây sẽ chuyển sang "chế độ chờ" khi xe di chuyển với vận tốc trên 40km/h và sau đó sẽ được kích hoạt lại khi xe chạy ở vận tốc dưới 35km/h. Ở xe Forester đời trước, X-MODE bị vô hiệu khi ở mức tốc độ 40km/h và phải được kích hoạt lại bằng tay khi cần thiết. 

Subaru Forester - ‘Sầu riêng’ trong chợ xe Việt Nam - Ảnh 5.

img
img

Thử nghiệm cho thấy không còn độ trễ giữa thời gian người lái nhấn chân ga và việc điều chỉnh phanh tự động của hệ thống hỗ trợ xuống dốc X-MODE khi lái xe từ từ xuống dốc (ở vận tốc 20km/h trở xuống).‏

‏Khi di chuyển trong nội thành, việc đi qua các đoạn dốc uốn lượn của các bãi đậu xe chật hẹp của các tòa nhà văn phòng hoặc các trung tâm thương mại, đặc biệt là khi mặt đường trơn trượt cũng sẽ không còn là thách thức với Forester mới.

Subaru Forester - ‘Sầu riêng’ trong chợ xe Việt Nam - Ảnh 7.

Sự an tâm tới từ EyeSight 4.0 mới. Không ít lần trong buổi họp báo, đại diện hãng xe Nhật nhấn mạnh việc EyeSight 4.0 sẽ gấp đôi thị trường (tầm nhìn), có thể quét nhiều tình huống giao thông với tầm nhìn rộng hơn, góc quét xa hơn. ‏

‏Điều dễ khiến người dùng quan tâm nhất là giờ đây EyeSight đã gắn luôn với kính chắn gió, tăng tính thẩm mỹ, giảm kích thước so với trước đây. Song, nếu hư hại, người dùng có thể sẽ phải thay nguyên cả kính lái. 

Subaru Forester - ‘Sầu riêng’ trong chợ xe Việt Nam  - Ảnh 5.

Sẽ rất khó phát hiện ra EyeSight khi nhìn chính diện như trước đây

Bù lại, 3 tính năng mới trên EyeSight 4.0 là: đánh lái tự động khẩn cấp, kiểm soát hành trình thích ứng và cảnh báo chệch làn thêm hỗ trợ giữ làn. Dẫu vậy, Subaru nhấn mạnh rằng dù EyeSight có nâng cấp tiên tiến tới đâu thì đây cũng chỉ là một công nghệ hỗ trợ an toàn cho người lái chứ nó không thể hoàn hảo tới mức thay thế được mắt người. Do đó, việc người lái làm chủ chiếc xe và tập trung vào đường đi là điều tối quan trọng để mang lại sự an toàn cho cả thành viên trên xe lẫn người tham gia giao thông khác. ‏

‏Bên cạnh đó, các cảm biến radar cũng giúp xe nhận diện luồng giao thông đi tới từ phía sau và phát cảnh báo với người lái khi đang chuyển làn hoặc trong khi đang lùi xe ở bãi đậu xe. ‏

‏Cuối cùng là đèn pha tự động. Hoạt động dựa vào bộ camera đôi của EyeSight, đèn pha này chuyển đổi tự động đèn chiếu xa - chiếu gần mà người lái không cần liên tục điều chỉnh đèn pha, cũng như lo ngại về việc cản trở tầm nhìn của những người cùng tham gia giao thông khác.

Trái sầu tới mùa thu hoạch

‏Cả Subaru Forester và sầu riêng đều là "đặc sản" dạng vị ngon không dễ cảm nhận. Nhưng đã bán ra thị trường, ai rồi cũng cần hướng tới doanh số tốt. Những người biết ăn sầu riêng, biết chơi Subaru Forester cũng muốn có thêm bạn cho hội đông vui. ‏

‏"Chứ ai muốn ăn và chơi một mình, buồn chết", vị nữ chủ nhân đầu câu chuyện nói với tôi trước khi rời đi. ‏

‏Subaru Việt Nam hiểu điều đó. Họ cho biết nguồn cầu đối với Subaru Forester đang vượt nguồn cung và nỗ lực làm việc với phía nhà máy ở Thái Lan để đáp ứng. Nhưng ngược lại, hệ thống đại lý cũng phải song song mở rộng để phục vụ được tệp khách hàng đang mở rộng trên nhiều vùng miền. ‏

‏Bởi bán xe không chỉ bán đứt đoạn một sản phẩm mà còn phải phục vụ khách hàng giai đoạn nuôi xe sau đó. Theo giới chuyên gia, đây mới là yếu tố tiên quyết giữ chân khách hàng cũng như truyền miệng để tăng thị phần sau mỗi chiếc xe bán ra. 

Subaru Forester - ‘Sầu riêng’ trong chợ xe Việt Nam - Ảnh 9.

Trong động thái mới nhất, Subaru Việt Nam vừa mở thêm một showroom mới ở Hà Nội nhằm phục vụ nhóm khách hàng miền Bắc. Điều đó khó cam kết tăng trưởng mạnh hay đáp ứng được đủ nhu cầu hiện tại. ‏

‏Nhưng như sầu riêng, những ai thèm khát thứ quả này, nếu thấy thêm một sạp hoa quả, họ sẽ lăn xả tới để mua, để giới thiệu, đôi khi là lôi kéo thêm "đồng minh". ‏

‏Subaru sẽ thêm cơ hội tiếp cận những người còn tò mò với Forester, để thêm cơ hội thuyết phục họ rằng họ có thể an tâm mua xe vì có đại lý ở đây như một sự đảm bảo sau này. Điều đó kết hợp với chất lượng vốn có sẽ là đòn bẩy doanh số tuy chậm mà chắc của hãng xe Nhật tại Việt Nam. 

https://cca.autopro.com.vn/

 

 ‏