So với concept Tuatara đã được trình làng từ... 7 năm trước, dáng vẻ hiện hành của siêu xe Mỹ gần như không thay đổi. Phần lớn thân xe được làm bằng sợi carbon với thiết kế tối ưu khí động học giúp hạ hệ số cản không khí xuống 0,279 – thấp hơn hẳn so với các siêu xe hiệu suất cao khác ngoài thị trường như Bugatti Chiron (0,36), Koenigsegg Agera (0,33) hay một mẫu xe Mỹ khác là Hennessey Venom F5 (0,33).

SSC Tuatara 2019 lấy lại những gì đã mất từ siêu xe nhanh nhất thế giới Koenigsegg Agera RS - Ảnh 1.

Kích thước tổng thể dài x rộng x cao của Tuatara đạt 4.429 x 1.991 x 1.092 mm, chiều dài cơ sở 2.672 mm. Nhờ sử dụng chất liệu sợi carbon trên rất nhiều bộ phận, SSC đã hạ trọng lượng của xe xuống mức tối thiểu, đạt 1.247 kg.

SSC Tuatara 2019 lấy lại những gì đã mất từ siêu xe nhanh nhất thế giới Koenigsegg Agera RS - Ảnh 2.

Thông số kỹ thuật chi tiết của Tuatara vẫn đang được giữ kín nhưng SSC khẳng định động cơ V8 5.9L 1.350 mã lực (1.750 mã lực nếu chạy xăng E85 thay vì 91 tiêu chuẩn) tăng áp kép của xe sẽ hiệu quả không kém đối thủ V8 7.6L trên Hennessey Venom F5 (1.600 mã lực) và trang bị tỉ số nén 8,8:1 cùng mức rpm tối đa lên tới 8.800 vòng tua máy/phút.

SSC Tuatara 2019 lấy lại những gì đã mất từ siêu xe nhanh nhất thế giới Koenigsegg Agera RS - Ảnh 3.

Kết nối trực tiếp với động cơ Tuatara 2019 sẽ là hộp số sàn 7 cấp được máy tính hóa. Công nghệ cụ thể vẫn còn là ẩn số, tuy nhiên SSC rất tự tin về việc tính năng "chuyển số robot" của họ sẽ giúp Tuatara dễ dàng phá vỡ kỷ lục tốc độ Guinness hiện nay đang nắm giữ bởi siêu xe Thụy Điển Koenigsegg Agera RS (458 km/h). Trước đó, dòng Ultimate Aero của SSC đã từng nắm giữ danh hiệu này cách đây 10 năm. 

Tham khảo: Carscoops