Quyết định cắt hợp đồng với 1.000 nhân viên thời vụ trong tổng số 40.000 người vào tháng trước là một động thái phản hồi cho những trở ngại trước mặt của JLR. Kể từ khi đứng trước bờ vực phá sản vào thập kỷ trước, JLR đã có 8 năm tăng trưởng kỷ lục liên tiếp, tuy nhiên 2018-2019 rất có thể là bước chuyển biến xấu trong lịch sử tập đoàn Anh.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 vừa qua, doanh số toàn cầu của JLR không tồi khi tăng 1,7%. Tuy nhiên, thị trường chính của họ là Anh đang lao dốc rất nhanh trong năm 2018 mà chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính riêng trong quý I doanh số JLR toàn cầu giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 7,8% thiết lập trong tháng 3. Riêng thị trường Anh con số lần lượt là 21% và 26%. Chỉ duy nhất Trung Quốc – thị trường lớn thứ 2 của JLR chứng kiến mức tăng trưởng khả quan (11%).

Những trở ngại Jaguar Land Rover phải đối mặt trong tương lai - Ảnh 1.

Brexit đang có tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế Anh nói chung và ngành công nghiệp ô tô tại đây nói riêng.

Ảnh hưởng của việc Anh rời Liên minh châu Âu EU (Brexit) đang áp đặt một rào cản vô cùng lớn lên thị trường ô tô. Thị phần xe diesel tại đây giảm từ 49% vào năm 2014 xuống còn 33% vào thời điểm hiện tại trong khi diesel lại là hạng mục xe chủ chốt của JLR (chiếm tới 94% tổng doanh số).

Các đối thủ của JLR cũng đâu chịu ngồi im. Alfa Romeo đang có dấu hiệu hồi sinh với dòng SUV Stelvio cùng chiếc Giulia. Volvo cũng đang là đối trọng thực sự với Land Rover nhờ các dòng SUV sang đáng tiền như XC90/XC60/XC40.

Dù mảng xe điện của JLR vẫn đang chuyển biến tốt nhưng mảng hybrid của họ lại đang tụt lại khá xa so với các đối thủ cùng phân khúc bởi những năm qua hãng dồn sức cho dòng động cơ Ingenium xăng/diesel. Trong vòng 18 tháng tới một phiên bản Ingenium hybrid sẽ được công bố và sẽ quyết định đáng kể tới kết quả kinh doanh của JLR trong giai đoạn kế tiếp. Thời điểm thích hợp nhất có lẽ là khi thế hệ Range Rover Evoque thứ 2 ra mắt vào năm sau.

Tham khảo: Autocar