Chơi xấu đối thủ

Những tai tiếng về Uber không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Nguồn: Cheatsheet.

Để chơi xấu đối thủ, năm 2014, Uber đã "cố tình" đặt 5.560 chuyến đi giả trên hệ thống của Lyft. Trong đó, một nhân viên của hãng hủy tới 1.500 chuyến đi và sở hữu 21 tài khoản khác nhau, trong khi một nhân viên khác cũng có 14 tài khoản và thực hiện hủy khoảng 600 chuyến đi.

Thậm chí, theo Cheatsheet, Uber còn thuê các nhà tuyển dụng để họ dùng dịch vụ của Lyft, sau đó tìm cách lôi kéo tài xế ra khỏi đối thủ hoặc đặt những chuyến đi cực ngắn khiến các tài xế này bỏ lỡ khách hàng đem lại cho họ lợi nhuận cao hơn.

Theo dõi người dùng

Những tai tiếng về Uber không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Nguồn: Cheatsheet.

Khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số, một trong những vấn đề khiến khách hàng lo ngại nhất chính là bảo mật. Tháng 12/2016,  một điều tra viên phát hiện Uber thường xuyên có hành vi theo dõi thông tin khách hàng, bao gồm các chính trị gia, người nổi tiếng… Trước đó chỉ một tháng, hãng cung cấp dịch vụ đi chung xe cũng gặp rắc rối vì ứng dụng công nghệ "God-View" để theo dõi những phóng viên đã đưa thông tin không có lợi cho công ty.

Quá vội vàng trong công nghệ tự lái

Những tai tiếng về Uber không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Nguồn: Cheatsheet.

Xe tự lái trở thành đề tài thu hút sự chú ý của một loạt hãng xe cùng công ty công nghệ trong thời gian qua, và Uber cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, năm 2016, giới chức California (Mỹ) yêu cầu công ty ngừng sử dụng các phương tiện này bởi xe tự lái của hãng không ngừng vi phạm quy định về an toàn giao thông như vượt đèn đỏ hay đi vào làn xe đạp. Uber phản bác khi cho rằng đó đều là lỗi của con người, trong khi nguyên nhân nằm ở sự cố về công nghệ.

Lừa dối tài xế

Những tai tiếng về Uber không phải ai cũng biết - Ảnh 4.

Nguồn: Cheatsheet.

Đầu năm 2017, Uber phải trả số tiền 20 triệu USD trong một vụ kiện tụng cáo buộc hãng "dụ dỗ" các tài xế tiềm năng bằng cách thổi phồng thu nhập mà họ sẽ kiếm được khi sử dụng dịch vụ.

Sau đó vài tháng, công ty bị phát hiện thu mức phí cao hơn đối với các tài xế tại New York trong suốt hơn 2 năm. Để dàn xếp, Uber phải bồi thường cho mỗi người ảnh hưởng 900 USD.

Ăn cắp công nghệ?

Những tai tiếng về Uber không phải ai cũng biết - Ảnh 5.

Nguồn: Cheatsheet.

Waymo – đơn vị xe tự lái của Alphabet (công ty mẹ Google) – từng đâm đơn kiện tố cáo Uber ăn cắp bí mật thương mại trong dự án phát triển xe tự lái của họ.

Trong vụ kiện, Waymo nhắc đến LIDAR – công nghệ dùng tia laser giúp các xe tự lái phát hiện chướng ngại vật trong quá trình vận hành. Đơn kiện cho biết một cựu kỹ sư của Google đã lấy cắp thiết kế lidar để áp dụng trên các xe tự lái Uber.

 "Qua mặt" cơ quan chức năng

Những tai tiếng về Uber không phải ai cũng biết - Ảnh 6.

Không chỉ lừa dối tài xế, Uber còn thực hiện một chương trình có tên gọi "Greyball" nhằm qua mặt các cơ quan thực thi pháp luật. Bộ Tư pháp Mỹ đã mở một cuộc điều tra hình sự, liên quan đến việc Uber sử dụng phần mềm để giúp tài xế của hãng "tránh" cảnh sát giao thông tại những khu vực dịch vụ không được phép hoạt động. Uber cũng thừa nhận sự tồn tại của chương trình này.

Thỏa hiệp với tin tặc

Những tai tiếng về Uber không phải ai cũng biết - Ảnh 7.

Cựu CEO Travis Kalanick. Nguồn: Cheatsheet.

Tháng 10/2016, một vụ tấn công mạng đã đánh cắp những dữ liệu gồm số điện thoại, địa chỉ email và tên tuổi 50 triệu hành khách cùng 7 triệu tài xế của Uber. Cựu CEO Travis Kalanick cũng biết chuyện này nhưng thay vì báo cho cơ quan quản lý, hãng quyết định chi cho hacker số tiền 100 triệu USD để giữ bí mật và xóa các thông tin đó. Hơn một năm sau, vụ việc mới "bại lộ" khiến giám đốc bảo mật Joe Sulliva cùng cấp dưới phải từ chức.

Quấy rối tình dục

Những tai tiếng về Uber không phải ai cũng biết - Ảnh 8.

Nguồn: Nypost.

Trong những năm gần đây, Uber liên tục trở thành trung tâm của những cáo buộc về quấy rối tình dục. Tháng 6 năm ngoái, hãng đã sa thải 20 quan chức cấp cao vì những hành vi "không đúng mực" gây ảnh hưởng đến văn hóa làm việc của công ty.