Mới đây, Công ty sản xuất ô tô Albemarle của Mỹ cho biết nguồn cung lithium sẽ vẫn eo hẹp trong vòng 7-8 năm nữa. Bởi vậy các nhà sản xuất ô tô điện sẽ phải đối mặt với cuộc chiến trong suốt thời gian còn lại của thập kỉ này để đảm bảo nguồn cung lithium cho cuộc cách mạng xe điện của mình.

Nguồn cung lithium tiếp tục khan hiếm trong thập kỉ này, ngành xe điện gặp khó - Ảnh 1.

Việc sử dụng lithium trong pin ô tô điện đã đặt nguyên liệu thô này trở thành tâm điểm của cạnh tranh trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đang "lôi kéo" các Chính phủ các quốc gia để tăng nguồn cung.

Năm nay, các nhà sản xuất ô tô từ Stellantis đến BMW đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong ngành khai thác lithium, nhấn mạnh áp lực ngành phải đối mặt khi nhu cầu sử dụng xe điện ngày càng tăng trên toàn thế giới. Tuần trước, General Motors cho biết họ sẽ đầu tư cho cho Livent, một nhà sản xuất khác 200 triệu USD để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô.

Ông Kent Masters, Giám đốc điều hành của Albemarle, nhà sản xuất lithium được giao dịch công khai lớn nhất cho biết thị trường sẽ vẫn thắt chặt bất chấp những nỗ lực khai thác thêm kim loại này.

"Trong 7-8 năm nữa, nguồn cung vẫn khá chặt chẽ vì những lí do hệ thống trong khoảng thời gian dài."

Dự báo này được đưa ra sau khi giá lithium tăng hơn 8 lần kể từ đầu năm 2020 đến nay. Trong khi giá hiện nay đã ổn định hơn so với mức kỷ lục 70.000 USD/tấn đạt được vào tháng 4. Việc sử dụng lithium trong pin xe điện đã cho phép kim loại này thoát khỏi sự suy giảm do suy thoái kinh tế, trong khi các mặt hàng khác đã bị tác động mạnh.

Nguồn cung lithium tiếp tục khan hiếm trong thập kỉ này, ngành xe điện gặp khó - Ảnh 2.

Giá lithium biến động mạnh trong vòng 1 năm qua. Nguồn: Tradingeconimics.com

Một số ngân hàng và nhà nghiên cứu lại tỏ ra kém lạc quan hơn khi nói về triển vọng đối với lithium. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs chỉ ra rằng những tiến bộ trong công nghệ có thể mang lại nguồn cung dồi dào hơn trong vòng 1 vài năm tới.

Là nguyên liệu quan trọng trong pin điện cùng với nickel và coban, lithium có thể được chiết xuất từ nước muối, đá cứng và đất sét. Một công nghệ mà một số người đang đặt cược là chiết xuất liti trực tiếp, một kỹ thuật loại bỏ kim loại khỏi nước muối mà không phụ thuộc vào sự bay hơi.

Nhưng Eric Norris, Chủ tịch của Bộ phận nghiên cứu lithium tại Albemarle, cho biết sự gia tăng mạnh mẽ trong nguồn cung đã vượt xa khả năng đáp ứng của các nhà sản xuất trong việc đảm bảo nguồn cung cho các hãng ô tô điện. Ông Norris cho biết: "Khả năng thực hiện các dự án vốn không chắc chắn và nói thêm rằng các công ty lithium đã cung cấp sản lượng ít hơn 25% so với cam kết trong 1 năm qua vì sự chậm trễ và rủi ro kỹ thuật.

Theo một báo cáo vào tháng trước của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các dự án khai thác Lithium thường mất từ 6 cho đến 19 năm từ giai đoạn nghiên cứu khả thi ban đầu đến khi đi vào sản xuất thực tế, lâu nhất trong số các công nghệ liên quan đến pin điện.

IEA cho biết thế giới cần thêm 60 mỏ lithium nữa vào năm 2030 để đáp ứng tất cả các kế hoạch khử cacbon và xe điện của các quốc gia.

Việc khan hiếm chip bán dẫn là hạn chế lớn đối với các công ty xe hơi trong 18 tháng qua, nhưng khi họ đẩy mạnh tham vọng về ngành xe điện của mình, việc đảm bảo lithium đang trở thành một nỗi lo ngày càng tăng.

Ông Chris Berry, người sáng lập của House Mountain Partners, cố vấn về kim loại pin cho biết: "Có một thách thức nghiêm trọng đối với khả năng cung cấp lithium. Con số 70.000 USD có lẽ sẽ còn tồn tại lâu dài."

Theo FT, IEA