Năm 1774, khi cơn gió của ngành công nghiệp hơi nước lan rộng khắp châu Âu, việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước đã mở ra cánh cửa của thời đại mới.

Ra đời cùng thời gian với động cơ hơi nước, ô tô chạy bằng hơi nước cũng bắt đầu xuất hiện trước tầm mắt của công chúng.

Lúc bấy giờ, Trung Quốc vẫn còn ở thời nhà Thanh, dưới sự cai trị của vua Càn Long, phương tiện giao thông chính vẫn là xe ngựa được Vũ Trung phát minh vào thời nhà Hạ khoảng hơn 4000 năm trước.

Vì việc thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, nên thời đại động cơ hơi nước bị "đóng cửa" ở ngoài, khiến Trung Quốc dưới thời nhà Thanh ngày một cách xa hơn với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới, dần trở thành một quốc gia phong kiến lạc hậu.

Năm 1885, hai chiếc xe hơi mang động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới được ra đời tại Đức. Carl Benz đã tận dụng những gì tốt nhất, kết hợp giữa động cơ đốt trong và hình dáng của một chiếc xe hơi để cho ra đời cỗ máy tinh tế này.

Cùng thời gian đó, nhà Thanh cũng bắt đầu bước vào con đường cải cách, sau khi trải qua cuộc chiến tranh nha phiến, phái Dương Vụ (phái ủng hộ Tây hóa) đã hô hào khẩu hiệu "tự cường", "làm giàu", "phát triển", bắt đầu hướng đến một lĩnh vực hoàn toàn mới đó là "công nghiệp". Tuy rằng gian nan, khó khăn nhưng vẫn có được những thành tựu không nhỏ.

Muốn đổi 10 chiếc xe để lấy 1 chiếc ô tô cũ, quản lý cấp cao của hãng Mercedes bị cự tuyệt thẳng thừng - Ảnh 1.

Sau khi Trung Quốc bị buộc phải tiến hành mở cửa, những đồ dùng của phương Tây xuất hiện ngày một nhiều tại Trung Quốc. Tuy rằng tầng lớp dân cư nghèo khó ít thấy nhưng trong nhà của tầng lớp quý tộc thì đã dần bị Tây hóa, các đồ vật như máy ảnh, kính mắt, ống nhòm ảnh (phim chiếu nhìn qua lỗ nhỏ)… những đồ vật đắt đỏ này chính là biểu trưng cho quyền lực và tiền bạc lúc bấy giờ.

Từ Hi Thái hậu – người phụ nữ đầy quyền lực khi ấy dĩ nhiên cũng thường xuyên nhận được những báu vật kỳ lạ từ khắp nơi, trong đó có không ít những đồ vật mới mẻ đến từ phương Tây. Để có được niềm vui của Từ Hi và có được quyền lực, không ít kẻ đã phải bỏ ra cả đống vàng bạc, tiền của.

Chiếc xe ô tô của Từ Hi Thái hậu

Năm 1901, trong bữa tiệc mừng thọ của Từ Hi, Công bộ Tả Thị lang Viên Thế Khải đã bỏ ra 1 vạn lượng bạc để mua một chiếc xe ô tô từ Mỹ làm quà dâng tặng lên Từ Hi Thái hậu.

Chiếc xe này có nguồn gốc rất vĩ đại, nó là chiếc xe hơi chạy bằng xăng do kỹ sư Charles Duryea – cha đẻ của xe hơi chạy bằng xăng của Mỹ chế tạo, trên thế giới chỉ có tất cả 13 chiếc.

Mặc dù khi ấy, Từ Hi không biết xe ô tô là gì, nhưng vẫn rất tò mò đối với thứ đồ vật mới lạ mà mình chưa từng thấy bao giờ.

Bề ngoài của chiếc xe là sự giao thoa giữa hình dáng của một chiếc xe ngựa và xe ô tô hiện đại ngày nay. Nó cũng có những phụ tùng, linh kiện mà một chiếc xe ô tô cần có, nhưng xung quanh bốn phía lại để mở, kiểu nửa kín nửa mở, bên trên có mái che để che mưa che gió. Ghế trước chỉ có một người ngồi, ghế sau có thể ngồi được hai người.

Bốn bánh xe được làm khá đơn sơ, chính là kiểu bánh xe cổ điển giống xe ngựa. Tuy rằng tốc độ lớn nhất của chiếc xe này chỉ khoảng 19km/giờ, nhưng nếu so với trình độ phát triển thời bấy giờ, chiếc xe này đã thuộc hàng cao cấp.

Vì muốn để Từ Hi Thái hậu có những trải nghiệm tuyệt vời trên chiếc xe mới này, Viên Thế Khải còn đặc biệt mời đến một lái xe lành nghề, nhiều kinh nghiệm đến từ Đức để lái xe cho Từ Hi Thái hậu.

Sau khi Từ Hi Thái hậu lên xe, chiếc xe bắt đầu khởi động, Từ Hi cảm thấy cảm giác đó thật mới lạ, bên tai nghe tiếng gió thổi ù ù, tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với xe ngựa bà từng ngồi. Điều không hài lòng duy nhất đó chính là âm thanh phát ra từ phía trước có chút ồn, khiến cho Từ Hi Thái hậu thấy tê da đầu.

Sau khi Từ Hi dạo hết một vòng Tử Cấm thành trên chiếc xe mới, với tâm trạng rất vui vẻ, thoải mái, bà đã rộng rãi ban thưởng rất nhiều vàng bạc cùng tước vị cho Viên Thế Khải.

Muốn đổi 10 chiếc xe để lấy 1 chiếc ô tô cũ, quản lý cấp cao của hãng Mercedes bị cự tuyệt thẳng thừng - Ảnh 2.

Song bà lại có phần lo lắng, "chiếc xe này đi nhanh như vậy, chắc phải tốn nhiều đồ ăn lắm?" Viên Thế Khải nén cười, trả lời câu hỏi của Từ Hi.

Sau khi Từ Hi dạo chơi trên chiếc xe này đã lâu, lại cảm thấy buồn bực, vì suy cho cùng lái xe cũng là người nước ngoài, khi sai bảo có chút bất tiện.

Thái giám thân tín của Từ Hi là Lý Liên Anh nhìn ra được sự phiền muộn của bà, cho nên đã lập tức đưa vị tài xế người Đức đi, thay vào đó cho gọi một lái xe Trung Quốc tự xưng là biết lái xe ô tô tên là Tôn Phú Linh.

Tôn Phú Linh rõ ràng là học hành không đến nơi đến chốn, bởi vì sau khi nhận chức chẳng bao lâu đã xảy ra sự cố. Một hôm, Tôn Phú Linh đang trong kỳ nghỉ, vì vui vẻ nên đã uống một chút rượu, kết quả là khi anh ta lơ đãng thì nhận được ý chỉ từ trong cung, Từ Hi bất ngờ lệnh cho gọi anh ta vào cung để lái xe.

Tôn Phú Linh trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê mê vào cung lái xe cho Từ Hi Thái hậu. Lái xe khi say rượu thì dù có ở thời đại nào vẫn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, trong lúc bất cẩn, Tôn Phú Linh đã đâm vào một thái giám, cũng khiến Từ Hi bị thương.

Sau khi Từ Hi trị tội Tôn Phú Linh, bởi vì sự cố lần ấy, cộng thêm việc quan viên phái thủ cựu ra sức kiềm chế truyền bá các đồ dùng của người phương Tây, nên chiếc xe cũng bị Từ Hi bỏ lại Di Hòa Viên, từ đó về sau cũng không dùng lại nữa.

Và như thế, chiếc xe đã trở thành món đồ cổ trải qua bao sương gió, được mệnh danh là "Chiếc xe hơi số một Trung Quốc".

Chi tiết đổi xe cũ lấy xe mới

Năm 2005, quản lý cấp cao của công ty Mercedes-Benz trong một lần đến Trung Quốc hợp tác làm ăn đã từng ngỏ ý về việc đổi chiếc xe này lấy 10 chiếc xe khác của hãng nhưng đã bị nhân viên quản lý bảo tàng lập tức từ chối.

Xét cho cùng, chiếc xe này không chỉ là văn vật của Trung Quốc, hơn thế nó cũng chẳng phải do Mercedes sản xuất, mà được sản xuất bởi anh em Duryea của Mỹ, nên tất nhiên không thể giao lại cho công ty Mercedes-Benz được.

Muốn đổi 10 chiếc xe để lấy 1 chiếc ô tô cũ, quản lý cấp cao của hãng Mercedes bị cự tuyệt thẳng thừng - Ảnh 3.

Cố cung tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nếu không xét đến giá trị văn hóa thì vị trí chiếc xe số một Trung Quốc thực sự phải thuộc về chiếc ô tô "Dân Sinh".

Năm 1929, Trương Học Lương mang về công nghệ sản xuất ô tô của Mỹ, đã giúp các công nhân cơ khí lành nghề vất vả ngày đêm sản xuất ra loạt xe ô tô đầu tiên, lấy tên là "Dân Sinh", ngụ ý chỉ "cuộc sống của người dân, mang lại sự tiện ích của người dân".

Bắt đầu từ đó, ô tô đã chính thức xuất hiện trong nước tại Trung Quốc, lớp nhân tài xuất hiện như nấm mọc sau mưa đã đưa ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Trung Quốc phát triển nhanh chóng và đạt đến đỉnh cao.

Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô chính là mô hình thu nhỏ của sự phát triển toàn ngành công nghiệp của Trung Quốc, từ lịch sử phát triển của nó có thể thấy được dấu vết của sự trưởng thành và lớn mạnh của Trung Hoa.

Manh nha của ngành công nghiệp bắt đầu từ thời kỳ phong trào Dương Vụ, cho đến hiện nay, ngành công nghiệp của Trung Quốc đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, điều đó đã thể hiện rõ ràng năng lực thích ứng và sức bật manh mẽ của Trung Hoa.