"Thủ phủ vàng mã" lớn nhất cả nước vào mùa

Cách Hà Nội 40 km về hướng Đông Đông Bắc, Phố Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Nội) vốn nức tiếng với dòng tranh dân gian Đông Hồ. Ngày nay, nghề làm tranh dân gian bị mai một, những thợ thủ công truyền thống vẽ tranh Đông Hồ liên tục bỏ nghề. Họ chuyển sang làm hàng vàng mã rất được ưa chuộng, bởi sản phẩm có sự khéo léo và bề dày kinh nghiệm, truyền thống.

Cũng bởi thế, phố Hồ thời nay được mệnh danh là "đại công xưởng vàng mã" hay "thủ phủ vàng mã" lớn nhất cả nước. Cứ vào độ tháng 7 Âm lịch hằng năm, cả làng bỗng nhộn nhịp hẳn lên. Hàng loạt xe ô tô nối đuôi nhau vào làng mua hàng mã. Đây được xem là một trong hai "mùa vụ" lớn nhất trong năm của dân làng.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 1.

Cứ đến tháng 7 Âm lịch hàng năm, phố Hồ lại nhộn nhịp vào mùa làm vàng mã.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 2.

Các sản phẩm truyền thống được làm rất đẹp mắt.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 3.

Túi hiện đại cũng được trông giống như thật.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 4.
Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 5.
Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 6.
Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 7.

Cả vùng tất bật, mỗi nhà mỗi loại sản phẩm để kịp một trong 2 "vụ mùa" lớn nhất trong năm.

 

Người xưa vẫn hay quan niệm "trần sao âm vậy" nên tại làng không thiếu bất cứ mặt hàng nào. Từ biệt thự, xe hơi, điện thoại, ti vi, thậm chí cả máy bay, du thuyền đều được người dân tích cực sản xuất. Hàng hóa được buôn may bán đắt quanh năm, không có mùa ế. Được biết, xu hướng năm nay trong làng là ô tô, iPhone, ti vi màn hình phẳng, túi xách hàng hiệu,...

Anh Hà Văn Hiệp (32 tuổi) cho biết từ khi sinh ra, anh đã thấy ông cha làm những đôi hài, quần áo để thờ ông Công ông Táo. Tuy nhiên những mặt hàng này gần như "bão hòa", ai cũng làm và nhiều nơi làm. Nhận thấy thị hiếu ngày càng đa dạng, anh Hiệp bàn với vợ là chị Nhàn chuyển qua làm... chăn ga gối đệm. Cả làng mỗi nhà anh Hiệp chị Nhàn "độc quyền" mặt hàng này.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 8.

Từng xe tải nối đuôi nhau vào làng thu mua sản phẩm.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 9.

Anh Hiệp đang cắm cụi làm bộ trang sức bằng bạc.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 10.

Bộ chăn ga gối đệm "độc quyền" mỗi nhà anh Hiệp.

"Một bộ chăn gối dao động từ 22.000 đến 40.000 đồng tùy chất liệu. Một chiếc giường bán giá 70.000 đồng. Hàng ra thường xuyên nên công việc có quanh năm. Cách đây 4 năm, tôi cũng nảy sinh ý định làm trang sức và bộ dụng cụ trang điểm gồm vòng cổ, lắc tay, nhẫn, gương, lược. Mặt hàng này khá kỳ công. Ban đầu chỉ gia đình tôi làm, đến nay có một số người đã làm theo, tuy nhiên vài mẫu mã vẫn chỉ có gia đình tôi làm được" - anh Hiệp chia sẻ.

Chị Nhàn là người làng khác. Sau khi kết hôn với anh Hiệp, chị chuyển về làng Song Hồ sinh sống và theo chồng làm nghề làm vàng mã. Gia đình chị kinh doanh nhỏ lẻ nhưng vẫn thuê thêm người làm để đảm bảo mỗi ngày xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm. Hiện tại có một số mặt hàng trang sức khá tinh xảo chỉ một mình chồng chị làm được nên bán cũng đắt hàng.

"Tuy thu nhập chỉ khoảng hơn 2 triệu/người/ ngày, không cao so với những mặt hàng khác nhưng công việc thường xuyên, ổn định. Hàng hóa cũng không bị ế nên cuộc sống gia đình cũng ngày càng sung túc. Công việc không nặng nhọc khó khăn gì mấy nên ai cũng làm được" - chị Nhàn nói. 

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 11.
Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 12.
Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 13.

Mọi công đoạn đều được chuyên môn hóa cho từng thành viên trong nhà.

 

"Xe mui trần" đắt nhất có giá 2 triệu đồng, làm nhiều ngày đêm

Gia đình bà Nguyễn Thị Yến (58 tuổi) có truyền thống làm hàng vàng mã lâu năm, qua nhiều thế hệ. Riêng về mặt hàng ô tô, nhà bà là người đi tiên phong với những thiết kế "khủng" nhất miền Bắc. 

Từ những năm 90, khi bố chồng còn sống, bà Yến đã nối nghiệp cha mình. Thời đấy cả xưởng chỉ sản xuất những chiếc xe bé, đơn giản. Theo thời gian, các mặt hàng được "nâng" lên một tầm mới: tinh xảo hơn, lớn hơn đến mức trẻ con có thể ngồi vào bên trong. Sản phẩm dao động từ mấy chục nghìn cũng đó, đến giá cao nhất là 2 triệu đồng cho một chiếc ô tô mui trần.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 14.

Nhà bà Hiệp là xưởng sản xuất ô tô giấy lớn nhất miền Bắc.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 15.

Bà tỉ mẫn trong từng công đoạn.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 16.
Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 17.
Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 18.
Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 19.

Dòng xe Camry đen và trắng được ưa chuộng.

 

"Thường mỗi ngày xưởng cho ra 20 - 30 xe ô tô. Quy trình sản xuất có nhiều công đoạn như: vẽ mẫu, cắt giấy, phun sơn, gắn khung dán giấy. Mỗi công đoạn đều chuyên biệt từng người khác nhau. Có khách đặt cầu kỳ như chiếc xe mui trần có khi phải làm mấy ngày mới xong" - bà Yến cho hay.

Nhà bà làm nhiều mặt hàng, đầy đủ chủng loại về xe ô tô, như xe con, xe 3 bánh, xe 7 chỗ, 16 chỗ, xe khách, thậm chí cả xe bán tải, xe tải, xe container, mui trần... Trong đó, dòng xe Camry màu trắng hoặc đen là đắt hàng nhất. Có những loại "khó nhằn" như du thuyền, máy bay cũng có mặt trong xưởng sản xuất nhà bà Yến. 

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 20.

Thậm chí nhà bà còn làm cả máy bay.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 21.

Từng khung ngựa gỗ được phơi ngoài hiên nhà.

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong tháng cô hồn: Xe mui trần đắt nhất 2 triệu đồng - Ảnh 22.

Người dân rộn ràng chất hàng lên xe tải.

"Nghề này cả nhà tôi ai cũng làm được, có những năm không có đủ hàng để bán. Làm nghề cũng khá nguy hiểm như bị bỏng, cháy nổ thì mất hết sạch, tính mạng cũng nguy hiểm. Làng bên từng có vụ cháy chết người nên mọi người luôn cẩn thận đề phòng". 

Trong nhiều năm làm nghề, bà Yến ấn tượng nhất 2 chiếc máy bay do chính tay bà làm, rất tỉ mỉ và tinh xảo, làm mất hẳn 4 ngày. Rằm tháng 7 này, gia đình bà cũng sẽ đốt cho ông bà 1 cái ô tô (có tài xế).