Vào những ngày nắng nóng với nhiệt độ tăng cao như hiện nay tại Hà Nội thì mỗi khi tham gia giao thông luôn là "cực hình" với các lái xe - đặc biệt là các lái xe sử dụng xe máy. Nhiệt độ cao gây cảm giác mệt mỏi khi di chuyển trên đường bởi hơi nóng bốc lên từ mặt đường và khó tập trung bởi tầm nhìn hạn chế do trời quá nắng.

Thử để nhiệt kế trong xe để kiểm tra nhiệt độ xe sau khi chạy thử.

Thử để nhiệt kế trong xe để kiểm tra nhiệt độ xe sau khi chạy thử.

Sau khi chạy thử 10km, nhiệt độ trong cốp xe khoảng 39,7 độ.

Sau khi chạy thử 10km, nhiệt độ trong cốp xe khoảng 39,7 độ.

Và câu chuyện nhiệt độ bên trong cốp xe máy lại là một câu chuyện khác cũng không kém phần nóng và nguy hiểm.

Nhóm phóng viên Autopro đã thử để một nhiệt kế vào bên trong cốp xe Yamaha Nouvo và tiến hành chạy thử trên quãng đường 10km trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời khoảng 36 độ. Và kết quả đo được trên nhiệt kế là 39,7 độ. Thế nhưng, khi đỗ xe dưới ánh nắng trực tiếp thì chỉ sau khoảng 20 phút, nhiệt độ trong cốp xe đã tăng lên hơn 43,5 độ.

Điều này có thể lý giải rằng khi xe di chuyển, ánh nắng sẽ không hấp thụ nhiệt trực tiếp vào cốp xe và được gió do chuyển động lùa vào làm mát nên nhiệt độ bên trong cốp xe thấp hơn khi phơi xe ngoài ánh nắng trực tiếp.

Với nhiệt độ trong cốp xe hơn 43 độ như vậy, việc các lái xe - đặc biệt các lái xe nữ - để đồ trong cốp xe là không đủ điều kiện an toàn bởi với với nhiều loại mỹ phẩm thì nhiệt độ này có thể sẽ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tác động xấu đến những đồ vật được đề trong cốp khác như túi da, điện thoại, laptop...

Bên cạnh đó, nếu các lái xe nam giới để những đồ điện tử như bật lửa, điện thoại, pin dự phòng, máy ảnh trong cốp xe ở nhiệt độ cao thì cũng tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ hoặc hỏng hóc bên trong do sự tác động của nhiệt.

Nhiệt độ cốp xe khi phơi ngoài nắng 20 phút đã tăng vọt lên 43,5 độ. Đây là nhiệt độ khá cao và đã bắt đầu ảnh hưởng không tốt đến những vật dụng bên trong cốp xe.

Nhiệt độ cốp xe khi phơi ngoài nắng 20 phút đã tăng vọt lên 43,5 độ. Đây là nhiệt độ khá cao và đã bắt đầu ảnh hưởng không tốt đến những vật dụng bên trong cốp xe.

Yên xe phơi nắng có thể nóng đến gần 70 độ

Ngoài ra, phần yên xe khi kiểm thử để xe ngoài trời nắng với ánh sáng chiếu trực tiếp trong khoảng 20 phút thì yên xe tối màu của Yamaha Nouvo cho nhiệt độ lên tới 65,4 độ. Trong khi đó, chiếc xe ET với yên nâu sáng màu hơn thì đạt nhiệt độ 58,6 độ và với một xe sử dụng yên xe trắng thì nhiệt độ trên bề mặt yên chỉ 52,7 độ. Như vậy, trong điều kiện như nhau thì những yên xe sử dụng chất liệu sáng màu sẽ hấp thụ nhiệt ít hơn yên xe tối màu.

Nhiệt độ cốp xe khi phơi ngoài nắng 20 phút đã tăng vọt lên 43,5 độ. Đây là nhiệt độ khá cao và đã bắt đầu ảnh hưởng không tốt đến những vật dụng bên trong cốp xe.

Yên xe tối màu hấp thụ nhiều nhiệt nên có nhiệt độ lên tới 65,4 độ.

Yên xe sáng màu hơn cho nhiệt độ "dễ chịu" hơn với 58,6 độ.

Yên xe sáng màu hơn cho nhiệt độ "dễ chịu" hơn với 58,6 độ.

Những yên màu trắng sáng hấp thụ khá ít nhiệt nên mức nhiệt dễ chịu ở mức 52,7 độ.

Những yên màu trắng sáng hấp thụ khá ít nhiệt nên mức nhiệt "dễ chịu" ở mức 52,7 độ.

Và các lái xe cũng nên lưu ý không nên ngồi ngay lên yên xe sau khi để xe ngoài trời nắng bởi nhiệt độ cao của yên xe có thể khiến các bạn cảm thấy bỏng rát và theo các chuyên gia thì việc ngồi yên xe quá nóng có thể là nguyên nhân gây vô sinh và bộ phận sinh dục phải tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh ở nam giới. Bên cạnh đó, nhiệt độ quá cao có thể làm giảm chất lượng tinh binh cũng như số lượng của chúng.

Do đó, để bảo đảm an toàn và bớt cảm giác rát khi ngồi lên yên xe nóng. Trước khi lên xe, các bạn nên lấy khăn ướt lau bề mặt yên để tản bớt nhiệt; hoặc có thể dùng đá viên lăn qua yên nhằm làm mát; hoặc có thể dắt xe vào bóng râm và vỗ mạnh lên bề mặt yên trong khoảng vài phút để nhiệt nhanh chóng toả ra ngoài.

Chúc các bạn lái xe an toàn trong những ngày nắng nóng!