1. Xe đạp tập thể

Hãng sản xuất xe đạp Tolkamp Metaalspecials (TM) của Hà Lan vừa cho ra đời một loại xe đạp độc đáo dùng cho các em nhỏ đến trường hay còn gọi là xe buýt đạp (BCO) được cấp năng lượng hoàn toàn bởi sức đạp của bọn trẻ và một người lớn lái, tuy nhiên xe cũng được trang bị một động cơ cho trường hợp khi xe lên dốc.
 
Phù hợp với nhóm trẻ từ 4-12 tuổi, tất cả ngồi trên 3 hàng ghế gập được. Tốc độ tối đa của BCO là 10 dặm/giờ (16 km) và có các hệ thống mái che dùng khi trời mưa. Tác giả là kỹ sư Thomas Tolka, người đã từng chế tạo ra những chiếc xe độc đáo, như xe Beerbikes chuyên dùng cho trẻ nhỏ. Mỗi chiếc xe BCO giá 15.000 đô la Mỹ (khoảng 31 triệu VNĐ) nhưng nó lại mang tính kinh tế cao, hiện tại đã được xuất khẩu sang Bỉ và Đức.
 
Những phát minh đột phá về giao thông 2012 1

2. Ăc quy Lithium Air

Các chuyên gia hãng IBM (Mỹ) hiện đang gấp rút hoàn thành dự án sản xuất ắc quy hay pin Lithium air, trong khuôn khổ dự án mang tên Battery 500 Project. Khác với ắc quy Lithium ion đang được dùng cho các phương tiện giao thông chạy điện, Lithium Air có mật độ năng lượng cao gấp 1.000 lần, nếu được nạp đầy nó sẽ giúp xe ôtô chạy được tới 500 dặm (800 km).
 
Đặc biệt không cần đến cấu trúc nạp phức tạp nên tính kinh tế cao hơn rất nhiều so với các loại phương tiện dùng năng lượng hóa thạch truyền thống. Về nguyên lý các loại ắc quy Lithium air vận hành bằng cách "hô hấp" khi xe chạy và nhả ra năng lượng khi sạc. Trong khi ắc quy Lithium ion sử dụng các oxit kim loại ở cực dương thì ắc quy Lithium Air lại dùng carbon nhẹ hơn rất nhiều so với dùng ôxit kim loại.
 
Các loại ắc quy Lithium Air còn có tỷ trọng năng lượng lớn hơn do dùng hệ thống mở, carbon phản ứng với ôxi có trong không khí, trong khi đó ắc quy Lithium ion lại dùng hệ thống kín, đơn giản hơn khi chế tạo và không gây ô nhiễm cho môi trường khi vận hành nên mang tính kinh tế cao.
 
Theo nghiên cứu sơ bộ, mỗi ắc quy Lithium Air có thể dùng tới 500 lần sạc, đi được 200.000 dặm (320.000 km) trong khi đó các loại ắc quy truyền thống mới chỉ có tuổi thọ bình quân 25 lần sạc.
 
Những phát minh đột phá về giao thông 2012 2 

3. Môtô chạy bằng không khí

Năm 2012, sinh viên tốt nghiệp Viện Đại học RMIT ở Melbourne, Australia tên là Dean Benstead đã cho ra đời loại xe máy không dùng bất kỳ nhiên liệu nào trừ không khí nhưng có thể đi được 100 km bằng một bình khí nén đơn giống như bình khí của thợ lặn, xe có tên O2 Persuit, tốc độ tối đa 140 km/h.
 
Xe dùng khung WR 250 R của hãng Yahama, Nhật chế tạo và một động cơ khí nén do Công ty Engineair của Australia chế tạo và một bình dưỡng khí của thợ lặn. Muốn xe vận hành được chỉ cần mở van bình chứa khí nén, các vòng chắn tiết lưu dẫn không khí đi vào bộ phận trao đổi nhiệt và từ đây nó khởi động động cơ Di Piefro.
 
Theo Bansteat thì không giống xe chạy điện, khí nén không có các vật thải và thời gian sạc cũng nhanh hơn (vài phút so với hàng giờ ở xe chạy điện). Trước tiên, phải thoát hết không khí sau đó là bước nạp và nén khí. Ngoài ra do không phải dùng nhiên liệu nên cơ cấu cũng đơn giản và nhẹ hơn. Xe chạy bằng khí nén O2 Persuit được xếp trong danh sách 15 phát minh dự kiến được trao giải James Dyson Award năm 2012.
 
Những phát minh đột phá về giao thông 2012 3

4. Làn đường nâng cao dành riêng cho xe đạp

Làn đường nâng cao dành riêng cho xe đạp là kiến trúc giao thông độc đáo mới mẻ ở Thủ đô London, Anh, có tên là Skycycle do hãng Exterior Architecture (EA) thiết kế. Tuyến đường này cho phép những người đi xe đạp có thể đi lại thoải mái an toàn, chi phí "thuế đường" rất nhỏ và nếu so với đi các phương tiện giao thông khác thì chẳng đáng là bao.

Theo Sam Martin nơi quản lý hệ thống giao thông này thì dự án được dư luận ca ngợi, không phải là chi phí mà nó mở ra một ý tưởng giai thông mới mang tính môi trường thân thiện, mọi người có thể dùng xe "công đoàn" đi lại trên tuyến đường này vừa nhanh lại rẻ và an toàn, nhất là vào những giờ cao điểm. Ngoài ra còn được ngắm cảnh thành phố bởi nó được xây dựng trên cao.

Những phát minh đột phá về giao thông 2012 4

5. Xe "đột biến gen"

"Đột biến gen" là cách gọi độc đáo để nói về một loại phương tiện giao thông nửa ôtô nửa xe máy, có tên là Lis C-1, tốc độ 120 dặm/giờ (192 km) mỗi lần nạp đi được 200 dặm (320 km). Lis C-1 là sản phẩm của hãng Lit Mortors của Mỹ chế tạo.

Theo Danny Kim, người sáng lập hãng Lit Mortors thì xe Lis C-1 có thiết kế "chẳng giống ai", nửa xe hơi, nửa xe máy, có khả năng chở được 1 người nhưng lại có thiết kế rất độc đáo, ưa nhìn và được ví như là "điện thoại di động thông minh" có các tính năng giống như điện thoại di động, đặc biệt là màn hình nối mạng và giao tiếp với các loại xe khác.
 
Dự kiến phươg tiện này sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2014 với giá 24.000 USD và sau đó 2 năm sẽ giảm xuống còn 14.000 USD, rất hợp với giới trẻ, an toàn hơn so với các loại ôtô 4 bánh. Hiện tại Lit Mortors đã nhận được 400 đơn đặt hàng nên dự báo Lis C-1 sẽ là phương tiện giao thông gây "sốt' trong tương lai không xa.

Những phát minh đột phá về giao thông 2012 5